Chào bạn,
Vấn đề của bạn là sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng khi NLĐ vi phạm pháp luật hình sự ở mức độ chịu án phạt tù giam. Trong khi NLĐ đang có HĐLĐ không xác định thời hạn với Công ty.
1. Về sa thải, theo Điều 126, khoản 1, BLLĐ 2012:
"Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;"
Như vậy, Công ty bạn được áp dụng hình thức sa thải vì người này cắp tài sản của Công ty theo quyết định tuyên phạt của Tòa án.
2. Về trợ cấp thôi việc, theo Điều 48 và 36, BLLDD2012:
* "Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương."
* "Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này."
Như vậy, trợ cấp thôi việc không áp dụng cho trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động ở tình huống sa thải dù người đó có làm việc bao nhiêu năm với mấy hợp đồng.