|
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài:
Trong những năm vừa qua, Dệt May là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực, các sản phẩm Dệt May đã bước đầu tạo được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Dự báo đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng vẫn được duy trì từ 15% đến 20%. Hiện nay ngành Dệt May đứng trước những thách thức lớn như cạnh tranh về chất lượng, giá thành sản phẩm diễn ra ngày càng gay gắt. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, chất lượng lao động phải được nâng cao. Chất lượng trong ngành Dệt May cũng như chất lượng lao động xuất khẩu đều được tạo nên nhờ quá trình đào tạo. Đào tạo như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động là một vấn đề đặt ra cần nghiên cứu làm rõ.
Tháng 3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” (Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008). Một trong những giải pháp quan trọng để triển khai thực hiện Quyết định trên của Chính phủ là phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may đáp ứng yêu cầu mới. Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của ngành dệt may.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Nam Định lần thứ XVIII đã chỉ rõ: Tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, coi trọng phát huy nội lực văn hoá, giáo dục, lợi thế về phát triển công nghiệp, nông nghiệp để tạo bước đi vững chắc, nhanh. Đẩy mạnh CNH, HĐH. Tham gia hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Chăm lo đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao đời sống nhân dân.
Trước yêu cầu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may, Bộ Công Thương đã phê duyệt “Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” (Quyết định số 39/2008/QĐ-BCT ngày 23 tháng 10 năm 2008). Đề án này sẽ làm cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý và sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức đào tạo trong phát triển nhân
lực cho ngành dệt may; là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án phát triển nhân lực của các địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng.
Ngành Dệt May tại tỉnh Nam Định hiện đang sử dụng một lực lượng lao động tương đối đông nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật nhưng số lao động qua đào tạo chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong thực tế, lao động trong ngành biến động lớn do thời gian làm việc căng thẳng, thu nhập thấp. Do vậy mỗi năm ngành Dệt May cần rất nhiều lao động nhất là công nhân kỹ thuật để bổ sung cho nguồn nhân lực. Tham gia đào tạo nhân lực có các Trung tâm dạy nghề, Trường dạy nghề, Trường Cao đẳng, Đại học và chính các Doanh nghiệp Dệt May. Các cơ sở dạy nghề thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan chủ quản khác nhau, quản lý không thống nhất. Nhiều cơ sở dạy nghề trang thiết bị lạc hậu, thiếu đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề, chương trình, nội dung đào tạo còn nhiều bất cập. Chính vì vậy chất lượng lao động qua đào tạo chưa cao, thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Số lao động cần bổ sung, cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh chiếm một tỉ lệ không nhỏ.
Từ thực tế sản xuất, tương lai phát triển ngành Dệt May, tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp cho ngành Dệt May tỉnh Nam Định là cần thiết. Với mong muốn nghiên cứu một số nguyên nhân chính cũng như các giải pháp để cải thiện, phát triển đào tạo nghề cho ngành Dệt May của tỉnh, nên tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp cho ngành Dệt May tỉnh Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
* Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng “cung”, “cầu” nhân lực dệt, may thời trang trên địa bàn tỉnh; đề xuất các giải pháp phát triển đào tạo nghề về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề đào tạo, cơ cấu trình độ đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu các Doanh nghiệp ngành dệt may tỉnh Nam Định
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng:
+ Lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp;
+ Đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề;
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Các doanh nghiệp dệt, may trên địa bàn tỉnh Nam Định;
+ Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định, mà lòng cốt là Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex.
+ Phạm vi khảo sát số liệu năm 2010 và một số năm liền kề
Phạm vi khảo sát số liệu năm 2010
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp dự báo.
4. Ý nghĩa của đề tài
Đối với nhà trường có ý nghĩa thiết thực trong việc giám sát, đánh giá và nâng cao chất lượng phát triển đào tạo nghề.
Giúp cho các doanh nghiệp có những căn cứ và phương pháp đánh giá nhằm xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo cho công nhân, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp mình.
Cung cấp thông tin cho những ai muốn biết về lực lượng lao động của doanh nghiệp cũng như chất lượng đào tạo và định hướng phát triển đào tạo nghề dệt may trong tương lai của tỉnh Nam Định nói chung và Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - kỹ thuật Vinatex nói riêng.
5. Những điểm nổi bật của luận văn
- Luận văn mang tính thiết thực và đề cập một cách trực tiếp vào những vấn đề yếu kém của công tác đào tạo và sử dụng nhân lực trong các doanh nghiệp.
- Một số giải pháp được đề xuất phù hợp với các định hướng chung của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết điểm nghẽn của nền kinh tế, đó là nhân lực – một trong 3 khâu đột phá của nền kinh tế, vần đề đang được đảng, nhà nước, các cấp các ngành và toàn xã hội quan tâm; góp phần phát triển ngành dệt may trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Nội dung và kết cấu của luận văn
Bố cục của luận văn gồm các chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp cho ngành Dệt May.
Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề của ngành Dệt May trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Chương 3: Giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp cho ngành Dệt May tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 - 2020.
Tôi xin cảm ơn các phòng ban trong nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo, giáo vụ đã cung cấp nhiều thông tin quý báu cho đề tài. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS. Nguyễn Hồng Minh đã tận tình giúp đỡ, quan tâm hướng dẫn chu đáo để em hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu song do kiến thức còn hạn chế, chắc chắn luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Em xinh lĩnh hội, tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô trong khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự