|
GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG CÔNG NHÂN TỰ Ý NGHỈ KHÔNG XIN PHÉP.
Công ty mình hiện là một công ty SX về lĩnh vực cơ khí. 90% là công nhân, lao động phổ thông. Khi mình nhận việc thì tình trạng nhân sự công ty rất lộn xộn đủ bề như: Tự ý nghỉ không xin phép, nghỉ quá ngày phép xin nghỉ, nghỉ quá ngày phép được hưởng, đi làm không chấm công, hoặc chấm công không theo quy định...
Mình bắt tay làm một số việc, trong đó có việc ổn định Nhân Sự bằng hệ thống Quy định, Nội quy, các quy định về thưởng phạt...
Quy trình Nghỉ phép được ban hành nhằm hạn chế việc nghỉ việc vô tổ chức, tự ý nghỉ việc, nghỉ quá phép quy định. Mình xin được chia sẽ file, các bạn có thể xem và góp ý thêm.
MỘT SỐ CÔNG VIỆC CẦN LÀM THÊM:
1. Trao đổi với Giám Đốc kỹ về Nội quy, Quy định và các biện pháp chế tài. Khi Giám Đốc duyệt và ký ban hành, tức là HR đã được sự hậu thuẫn của Sếp ở đằng sau.
2. Sau khi ký ban hành, HR cần tổ chức buổi họp nói chuyện với NLĐ. Buổi họp do Giám Đốc chủ trì và thông báo chính thức áp dụng các Nội quy, Quy định...Việc tổ chức họp này nên duy trì 01 tháng/1 lần để duy trì sự kết nối giữa NLĐ với BGĐ.
3. Training cho các bộ phận sản xuất ( sắp xếp các buổi đào tạo xen kẽ) về các nội quy, quy định. Đối với NLĐ mới nhận việc thì ngày đầu tiên nhận việc phải cho đọc tất cả các Nội quy, Quy định.
4. Cần thêm một số chính sách thưởng để khuyến khích những NLĐ tuân thủ nội quy, quy định. Để NLĐ thấy rõ sự thưởng/ phạt vi phạm nội quy là đúng đắn.
5. Cần có khu vực bảng tin để dán các Nội quy, Quy định để NLĐ có thể dễ dàng đọc bất cứ lúc nào.
6. Thời gian ban hành và áp dụng nên từ 10 đến 15 ngày cho NLĐ đọc và chuẩn bị thời gian để thay đổi.
7. Một số việc khác phụ thuộc vào từng môi trường làm việc của công ty.
DẤU HIỆU CHO THẤY KẾT QUẢ TỐT.
Thực ra, thay đổi 1 thói quen là rất khó nên HR cần phải có thời gian khoảng từ 3 đến 6 tháng, thậm chí là 01 năm. Bên cạnh đó HR cần phải nổ lực hoàn thiện Quy trình, Nội quy thật hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh, văn hoá của DN.
Khi mới ban hành và áp dụng, nhất là trong tháng đầu tiên NLĐ sẽ rất phản ứng. Nhưng HR linh hoạt khéo léo giải thích và đưa nội quy để NLĐ đọc thêm.
HR nên thống kê tình trạng vi phạm tự ý nghỉ phép rồi dán lên bảng tin để NLĐ biết, như một lời cảnh báo và sẽ bị trừ ngày công tương ứng theo quy định. ( Các HR sẽ thắc mắc là trừ lương là trái luật)
Sau tháng thứ 2, thứ 3 và bây giờ là tháng thứ 6 HR rồi, ở công ty mình tình trạng nghỉ vô lý do đã chấm dứt 99%. Còn một vài trường hợp không xin phép nghỉ nhưng có gọi điện cho tổ trưởng, tổ trưởng làm đơn bổ sung về cho HR.
Còn rất rất nhiều vấn đề nữa nhưng mình không tiện trao đổi trên này. Ban nào có thắc mắc xin inbox mình sẽ trao đổi thêm nhé.
Mình xin share file quy định nghỉ phép, các bạn có thể xem và góp ý thêm dùm mình nhé.
Cảm ơn các bạn HR đã quan tâm.
Nguồn: Nguyễn Mai Hương trong nhóm: Nhân sự - Kết nối và chia sẻ
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự