|
Câu 1. Hợp đồng lao động là gì?
A. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
B. Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công trong quan hệ lao động.
C. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động.
Đáp án: A (Điều 26 Bộ luật lao động)
Câu 2. Có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại nào?
A. 2 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
B. 3 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động 1 năm và hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm.
C. 3 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Đáp án: C (Điều 27 Bộ luật lao động)
Câu 3. Thời gian thử việc được quy định như thế nào?
A. Không quá 30 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao.
B. Không quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao.
C. Không quá 90 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao.
Đáp án: B (Điều 32 Bộ luật lao động)
Câu 4. Những trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động?
A. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định.
B. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam. C. Cả A và B
Đáp án: C (Điều 35 Bộ luật lao động)
Câu 5. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào là đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động bị kết án tù giam. B. Người lao động bị tam giữ, tạm giam.
C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: A (Điều 36 Bộ luật lao động)
Câu 6. Trong trường hợp nào người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
B. Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.
C. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.
D. Cả ba trường hợp A, B và C.
Đáp án: D (Điều 37 Bộ luật lao động)
Câu 7. Trong trường hợp nào người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
B. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.
C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
Đáp án: A (Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động)
Câu 8. Điều kiện để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
B. Người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước một khoảng thời gian luật định.
C. Cả hai điều kiện A và B
Đáp án: C (Khoản 2, khoản 3 Điều 38 Bộ luật lao động)
Câu 9. Trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động nữ đang nuôi con từ đủ 12 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi.
B. Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động cho phép.
C. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: B (Điều 39 Bộ luật lao động)
Câu 10. Hậu quả pháp lý trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
A. Người lao động không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
B. Bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) cho người sử dụng lao động.
C. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
D. Cả A, B và C đều đúng
Đáp án: D (Điều 41 Bộ luật lao động)
Câu 11. Người lao động làm việc vào ban đêm được trả lương như thế nào?
A. Được trả thêm ít nhất bằng 10% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày.
B. Được trả thêm ít nhất bằng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày.
C. Được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày.
Đáp án: C (khoản 2 Điều 61 Bộ luật lao động)
Câu 12. Người lao động làm việc trong khoảng thời gian nào sau đây thì được coi là làm việc vào ban đêm?
A. Từ 20 giờ đến 5 giờ sáng hoặc từ 21 giờ đến 6 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.
B. Từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.
C. Từ 21 giờ đến 6 giờ hoặc từ 22 giờ đến 7 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.
Đáp án: B (Điều 70 Bộ luật lao động)
Câu 13. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương thì được trả lương như thế nào?
A. Ít nhất bằng 150% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.
B. Ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.
C. Ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.
Đáp án: C (Điều 61 Bộ luật lao động)
Câu 14. Thời giờ làm việc được quy định như thế nào?
A. Không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần.
B. Không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần.
C. Không quá 10 giờ trong một ngày hoặc 50 giờ trong một tuần.
Đáp án: B (Điều 68 Bộ luật lao động)
Câu 15. Tổng số giờ làm thêm được quy định như thế nào?
A. Không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm.
B. Không quá 4 giờ trong một ngày, 300 giờ trong một năm.
C. Trường hợp đặc biệt không quá 6 giờ trong một ngày, 300 giờ trong một năm.
Đáp án: A (Điều 69 Bộ luật lao động)
Câu 16. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở phải được thành lập trong doanh nghiệp nào?
A. Doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
B. Doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời.
C. Tất cả các doanh nghiệp đều phải thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở.
Đáp án: B (Điều 162 Bộ luật lao động)
Câu 17. Người lao động làm việc 12 tháng tại một doanh nghiệp trong điều kiện bình thường thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?
A. 10 ngày làm việc. B. 12 ngày làm việc. C. 14 ngày làm việc.
Đáp án: B (Điều 74 Bộ luật lao động)
Câu 18. Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?
A. Kết hôn, nghỉ 3 ngày. B. Con kết hôn, nghỉ 1 ngày.
C. Bố mẹ (cả hai bên chồng và vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Đáp án: D (Điều 78 Bộ luật lao động)
Câu 19. Bộ luật lao động quy định những hình thức xử lý kỷ luật lao động nào?
A. Cảnh cáo, kéo dài thời gian nâng lương và sa thải.
B. Khiển trách, hạ bậc lương hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn và sa thải.
C. Khiển trách; kéo dài thời gian nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức; sa thải.
Đáp án: C (Điều 84 Bộ luật lao động)
Câu 20. Hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng trong những trường hợp nào?
A. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.
B. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
C. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
D. Cả 3 trường hợp trên
Đáp án: D (Điều 85 Bộ luật lao động)
Câu 21. Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động được quy định như thế nào?
A. Tối đa là ba tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá sáu tháng.
B. Tối đa là bốn tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá chín tháng.
C. Tối đa là năm tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá chín tháng.
Đáp án: A (Điều 86 Bộ luật lao động)
Câu 22. Nghĩa vụ chứng minh trong xử lý kỷ luật lao động thuộc về người nào?
A. Người lao động có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi.
B. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người lao động.
C. Tổ chức Công đoàn có nghĩa vụ bảo vệ người lao động, chứng minh người lao động không có lỗi.
Đáp án: B (khoản 1 Điều 87 Bộ luật lao động)
Câu 23. Trong trường hợp công việc phù hợp với cả nam và nữ và họ đều có đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thì người sử dụng lao động phải ưu tiên tuyển dụng người nào?
A. Người nhiều tuổi hơn. B. Người lao động nữ.
C. Người lao động nam. D. Người đưa ra mức lương thấp hơn.
Đáp án: B (khoản 2 Điều 111 Bộ luật lao động)
Câu 24. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên được quy định như thế nào?
A. Không quá 6 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần.
B. Không quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong một tuần.
C. Không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần.
Đáp án: B (khoản 1 Điều 122 Bộ luật lao động)
Câu 25. Độ tuổi để xác định người lao động cao tuổi được quy định như thế nào?
A. Lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi. B. Lao động nam trên 65 tuổi, nữ trên 60 tuổi.
C. Lao động nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi.
Đáp án: A (Điều 123 Bộ luật lao động)
Câu 26. Cấm sử dụng người tàn tật làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong trường hợp nào?
A. Người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
B. Người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
C. Người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 71% trở lên.
Đáp án: A (khoản 2 Điều 127 Bộ luật lao động)
Câu 27. Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc nào?
A. Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.
B. Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật.
C. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; có sự tham gia của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.
D. Tất cả các nguyên tắc trên.
Đáp án: D (Điều 158 Bộ luật lao động)
Câu 28. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có quyền gì?
A. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp
B. Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp
C. Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.
D. Tất cả các quyền trên
Đáp án: D (khoản 1 Điều 160 Bộ luật lao động)
Câu 29. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có nghĩa vụ gì?
A. Cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động;
B. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân.
C. Tất cả các nghĩa vụ trên.
Đáp án: C (khoản 2 Điều 160 Bộ luật lao động)
Câu 30. Hội đồng trọng tài lao động do cơ quan nào thành lập?
A. Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập. B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
C. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập.
Đáp án: B (khoản 1 Điều 164 Bộ luật lao động)
Câu 31. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?
A. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động;
B. Toà án nhân dân. C. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: C (Điều 165 Bộ luật lao động)
Câu 32. Những tranh chấp lao động cá nhân nào do Toà án nhân dân giải quyết mà không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở:
A. Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
B. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
C. Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
D. Cả ba trường hợp trên
Đáp án: D (khoản 2 Điều 166 Bộ luật lao động)
Câu 33. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
A. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.
B. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.
C. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.
Đáp án: C (khoản 3 Điều 167 Bộ luật lao động)
Câu 34. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
A. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động.
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
C. Tòa án nhân dân. D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D (Điều 168 Bộ luật lao động)
Câu 35. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
A. Tòa án nhân dân.
B. Hội đồng trọng tài lao động, hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động.
C. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: B (Điều 169 Bộ luật lao động)
Câu 36. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể được quy định như thế nào?
A. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
B. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
C. Hai năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
Đáp án: B (Điều 171a Bộ luật lao động)
Câu 37. Đình công là gì?
A. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
B. Đình công là việc tập thể người lao động nghỉ làm việc để gây sức ép buộc người sử dụng lao động đáp ứng những yêu cầu mà họ đưa ra.
C. Đình công là hình thức người lao động đấu tranh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đáp án: A (Điều 172 Bộ luật lao động)
Câu 38. Cuộc đình công như thế nào là bất hợp pháp?
A. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể.
B. Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành.
C. Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của pháp luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D (Điều 173 Bộ luật lao động)
Câu 39. Người nào sau đây có thẩm quyền quyết định hoãn đình công?
A. Thủ tướng Chính phủ. B. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
C. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Đáp án: A (Điều 176 Bộ luật lao động)
Câu 40. Cơ quan nào có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
A. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi diễn ra cuộc đình công.
B. Liên đoàn lao động cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công.
C. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công.
Đáp án: C (Điều 177 Bộ luật lao động)
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự