|
Cách nhanh nhất làm cho một cuộc phỏng vấn trở nên tồi tệ đó là tránh những câu hỏi do người phỏng vấn đặt ra. Một câu hỏi mà hầu như ứng viên nào cũng thích “né” đó là “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”
Hầu hết các ứng viên đều nhanh chóng trả lời với những câu bằng những điều không thật, chẳng hạn như “Tôi là người nghiện công việc” hoặc “Tôi là người hoàn hảo”. Những câu trả lời như vậy chẳng những buồn tẻ, mà chúng còn là những câu trả lời quá quen thuộc đối với người phỏng vấn. Khi nghe những câu trả lời như vậy, người phỏng vấn thường “vặn” lại ứng viên, chẳng hạn như “Đó hình như không phải là một điểm yếu. Tại sao anh (chị) không nói cho tôi nghe điểm yếu thực sự của mình?”
Thật chẳng dễ chịu chút nào khi phải tiếp xúc với người luôn tìm cách nắn gân mình. Tuy nhiên, đó là người quyết định sự thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn ấy. Cũng giống như bạn, người phỏng vấn cũng muốn cuộc phỏng vấn diễn ra càng trôi chảy càng tốt, và họ sẽ nhanh chóng cảm thấy tức tối khi họ bị đặt vào vị trí đối lập.
Khi trả lời những câu hỏi liên quan đến điểm yếu nhất của bạn, tôi khuyên bạn nên nói thật một phần. Mặc dù tôi không khuyên bạn nói ra tất cả mọi điểm yếu của mình, nhưng chỉ nói ra một điểm yếu duy nhất thì cũng không phải là một ý tưởng hay. Một sự vừa phải sẽ là tốt nhất. Và bạn nên tập trung vào những điểm yếu mà không ảnh hưởng nhiều đến công việc bạn đang dự tuyển. Điều này nên là một điểm yếu mà bạn đang trong quá trình sửa chữa. Lưu ý rằng không phải là điểm yếu mà bạn đã sửa chữa được rồi, vì đó đâu còn là điểm yếu nữa.
Người phỏng vấn nhận ra rằng người tìm việc không chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những câu hỏi về điểm yếu nhất. Ngày nay, có môt xu hướng mới trong các vòng phỏng vấn và người phỏng vấn càng ngày càng hỏi những câu hỏi đa dạng, bất ngờ. Làm việc này, người phỏng vấn có thể dễ dàng “cân não” ứng viên và từ các câu trả lời không chuẩn bị trước của ứng viên, người phỏng vấn có thể dễ dàng nhận ra các điểm mạnh , điểm yếu.
Những câu hỏi về “Điểm yếu nhất” tiêu biểu:
• Chúng ta thường có những việc mà chúng không thích làm. Vậy trong công việc hàng ngày của bạn, việc gì bạn không thích làm?
Với mong muốn giúp bạn cảm thấy thoải mái, người phỏng vấn thường đặt những câu hỏi bắt đầu bằng “Chúng ta.” Yếu tố tâm lý phía sau cách sử dụng này đó là giúp bạn cảm thấy như bạn đang nói chuyện với một người bạn, giúp bạn trở nên cởi mở hơn.
• Hãy nhớ lại lần đánh giá gần đây nhất của bạn. Cấp trên trực tiếp của bạn khuyên bạn nên cải thiện điều gì?
Đây là một cơ hội tốt cho bạn khi mà cấp trên trực tiếp của bạn cho bạn những lời khuyên để bạn hoàn thiện mình. Những người phỏng vấn thường biết rõ điều này và hy vọng rằng bạn sẽ tiết lộ một vài chi tiết về bản đánh giá gần đây nhất của bạn.
• Hãy mô tả một dự án bạn đã thực hiện mà kết quả không giống như bạn mong đợi.
Người phỏng vấn nhận thấy rằng người tìm việc sẽ tiết lộ nhiều hơn khi họ được yêu cầu kể một câu chuyện. Và người phỏng vấn thường cho rằng bạn càng nói nhiều thì bạn càng bộc lộ nhiều điểm yếu của mình.
• Bạn cảm thấy bạn phù hợp nhất với lĩnh vực nào trong công việc của mình?
Câu hỏi này rất giống với câu hỏi về “Điểm yếu nhất”. Tuy nhiên, người phỏng vấn tin rằng cách đặt câu hỏi như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn và dễ dàng trả lời hơn.
Kết luận: Dù bạn có muốn tiết lộ những thông tin nhạy cảm trong cuộc phỏng vấn hay không, người phỏng vấn, bằng cách này hay cách khác, sẽ cố tìm hiểu những thông tin mà họ cần về bạn. Người phỏng vấn muốn tìm ra tất cả những lý do tại sao họ không nên thuê bạn, và họ hy vọng những lý do này sẽ do bạn tự nói ra. Hãy chuẩn bị kỹ để đối phó.
Nguồn Sưu tầm
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự
Theo em, khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này, không phải để đánh đố, hay tìm điểm trừ cho ứng viên.
Mà chúng ta phải hiểu được mục đích, ý nghĩa của câu hỏi đưa ra.
Hỏi về điểm yếu để xem ứng viên đó đối mặt, giải quyết vấn đề ra sao.
Liệu khi được nhận vào công ty, ứng viên có thể khắc phục điểm yếu để hoàn thành tốt công việc.
Nếu hiểu rõ mục đích đó, đây được xem như một điểm mạnh.
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự