Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    37
    Tài liệu đã gửi
    20
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    65,587
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    11 Điều Tuyệt Đối Không Nên Nói Với Sếp





    11 Điều Tuyệt Đối Không Nên Nói Với Sếp

    Đừng bao giờ nói với sếp bạn chán việc, những câu có từ “nhưng” theo sau, hay than mệt với sếp…

    Khi bạn còn đang tìm kiếm một công việc, bạn dành nhiều thời gian để nghĩ xem mình nên nói gì. Nói gì trong hồ sơ xin việc, nói gì khi trả lời phỏng vấn, nói gì với nhà tuyển dụng sau đó. Khi bạn đã có được công việc, thì việc biết nên nói gì và tránh nói gì cũng quan trọng không kém, nhất là khi bạn nói với sếp.



    Trong quá trình làm việc, bạn rất dễ trở nên quen thân với cấp trên. Khi cùng làm việc nhiều giờ đồng hồ trong một môi trường thân thiện, sếp của bạn cũng sẽ giống như một đồng nghiệp trong nhóm. Nhưng bạn không được quên rằng sếp là không phải là một người bạn, mà thay vào đó, sếp là sếp - người có vai trò đối với một phần không nhỏ trong sự nghiệp của bạn khi bạn làm công việc dưới quyền sếp. Tất cả những gì bạn nói và sẽ nói với sếp đều có thể được sử dụng để chống lại bạn.
    Dưới đây là 11 trong số những điều mà bạn tuyệt đối không nên nói với sếp:

    1. “Tôi chán công việc của mình”

    Có thể bạn chán việc, nhưng đừng bao giờ nói với ai ở công ty, nhất là sếp. Một cách tốt hơn là nhận diện những thách thức mà bạn muốn giải quyết rồi đề nghị với sếp cho bạn nhận thêm nhiệm vụ đó, hoặc chuyển nhiệm vụ khác. Không ai muốn biết là bạn có chán việc hay không, vì thế, hãy giữ điều đó cho riêng mình. Hoặc nếu không, bạn sẽ lại rơi vào cảnh phải đi tìm một công việc khác.

    2. “Chúng ta sẽ ‘xõa’ chứ?”

    Đừng tìm cách sếp rủ sếp tổ chức cuộc vui, nhất là khi đang ở vào thời điểm căng thẳng hoặc không thoải mái. Cho dù bạn có biết rõ về sếp, thì gợi ý này không chỉ dễ bị “chìm nghỉm”, mà có thể chống lại bạn sau đó. Nếu bạn muốn giành được ảnh hưởng, hãy tập trung vào nhiệm vụ được giao, và đừng nói bao giờ gợi ý rằng có một việc khác thú vị hơn để làm.

    3. “Đã đến lúc nghỉ chưa?”

    Không nên để lại ấn tượng rằng, bạn cảm thấy lẽ ra đang ở một nơi khác rồi chứ không phải là còn ở lại cơ quan. Cho dù công việc của bạn không thú vị, thì khi đang làm việc, hãy tập trung vào công việc và đừng để người khác nhìn thấy bạn lúc nào cũng “dáo dác” nhìn đồng hồ. Nếu làm vậy, bạn sẽ rất dễ lâm cảnh thất nghiệp.

    4. Bất kỳ một câu nào có từ “nhưng” theo sau

    Chẳng hạn “Tôi là một người làm việc theo nhóm, nhưng…” hay “Tôi không có ý phàn nàn, nhưng…”. Từ “nhưng” trong những câu này có ý nghĩa phủ nhận hoàn toàn những gì bạn đã nói trong vế trước. Nếu bạn không muốn phàn nàn, thì sẽ không có từ “nhưng” nào cả. Nếu bạn là một người làm việc theo nhóm, đừng nêu lý do với sếp về việc bạn không hòa đồng với nhóm. Hãy nghĩ kỹ về cách trình bày ý nghĩ của bản thân. Nếu bạn nói những câu tương tự như trên, rất có thể bạn đã nói nhiều lần. Qua nhiều lần, cách nói như vậy sẽ không để lại ấn tượng tốt đẹp với sếp.

    Xem tiếp tại http://trainingstore.vn/index/baiviet?pageid=33
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-22-2014, 03:26 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-27-2012, 12:44 PM
Find us on Google+