Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Feb 2012
    Bài viết
    206
    Tài liệu đã gửi
    203
    Tài liệu được mua
    862
    Tài liệu đã mua
    282
    Mã số thành viên
    32,012
    Tài khoản hiện có
    3,412 Xu

    Quỹ công đoàn có được hạch toán là chi phí hợp lý, hợp lệ cho doanh nghiệp không?





    Chào anh chị,

    Cho L hỏi thăm, phần công ty đóng góp vào quỹ công đoàn có được hạch toán là chi phí hợp lý, hợp lệ cho doanh nghiệp không? Loan nhớ là có nhưng không nhớ chính xác trích dẫn công văn nào. Nhờ anh chị hướng dẫn.

    L cám ơn.
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự

  2. #2
    Quản lý

    Ngày tham gia
    Feb 2012
    Bài viết
    463
    Tài liệu đã gửi
    321
    Tài liệu được mua
    842
    Tài liệu đã mua
    26
    Mã số thành viên
    32,006
    Tài khoản hiện có
    1,490 Xu
    Chào bạn,

    Tất cả các chi phí đủ điều kiện phải nộp theo quy định của Nhà nước đều là chi phí hợp lý. Còn hợp lệ hay không tùy vào việc có tuân thủ đủ các điều kiện nộp hay không

    Không biết quy định này đã bị thay thế hay hết hiệu lực chưa. Bạn tự kiểm tra lại nhé:

    Điểm 6:4 mục III phần B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế: ''Trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh; chi đóng góp hình thành nguồn chiphí quản lý cho cấp trên và đóng góp vào các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định.

    Điểm 2b mục I Thông tư liên tịch số 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính và Tổng liên đoàn lao động Việt Nanh hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn: ''Các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương (nếu có) nêu tại điểm c dưới đây”.
    Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search

  3. #3
    Thành viên có quyền đầy đủ

    Ngày tham gia
    Jan 2013
    Bài viết
    329
    Tài liệu đã gửi
    263
    Tài liệu được mua
    361
    Tài liệu đã mua
    2
    Mã số thành viên
    43,060
    Tài khoản hiện có
    6,097 Xu
    Liên quan đến kin phí công đoàn. T chia sẽ như sau

    1. Theo Nghị định 91/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN,

    a) Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn

    Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

    b) Khoản 3 điều 7: Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

    2. Điểm 2.10 khoản 10 thông tư 78/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 218/2013/NĐ-CP NGÀY 26/12/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:

    “2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
    2.10. Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định; phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định”

    Thông tư liên tịch: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN hết hiệu lực từ 10/01/2014

    Thông tư: 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 hết hiệu lực 18/12/2007
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự

  4. #4
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Feb 2012
    Bài viết
    206
    Tài liệu đã gửi
    203
    Tài liệu được mua
    862
    Tài liệu đã mua
    282
    Mã số thành viên
    32,012
    Tài khoản hiện có
    3,412 Xu
    Trích dẫn Gửi bởi hoacomay Xem bài viết
    Liên quan đến kin phí công đoàn. T chia sẽ như sau

    1. Theo Nghị định 91/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN,

    a) Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn

    Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

    b) Khoản 3 điều 7: Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

    2. Điểm 2.10 khoản 10 thông tư 78/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 218/2013/NĐ-CP NGÀY 26/12/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:

    “2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
    2.10. Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định; phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định”

    Thông tư liên tịch: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN hết hiệu lực từ 10/01/2014

    Thông tư: 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 hết hiệu lực 18/12/2007
    Nhờ T giải thích thêm phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định” cụ thể là như thế nào được không ạ?

    Theo trích dẫn của anh thì L cũng muốn hỏi thêm trong thực tế thì có trường hợp có khi nào doanh nghiệp “trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định” không.
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự

  5. #5
    Thành viên có quyền đầy đủ

    Ngày tham gia
    Jan 2013
    Bài viết
    329
    Tài liệu đã gửi
    263
    Tài liệu được mua
    361
    Tài liệu đã mua
    2
    Mã số thành viên
    43,060
    Tài khoản hiện có
    6,097 Xu
    Trích dẫn Gửi bởi tuanbin Xem bài viết
    Nhờ T giải thích thêm phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định” cụ thể là như thế nào được không ạ?
    Theo trích dẫn của anh thì L cũng muốn hỏi thêm trong thực tế thì có trường hợp có khi nào doanh nghiệp “trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định” không.
    đây là quy định của pháp luật để đảm bảo DN không chuyển những chi phí khác vào những Chi phí “Được trừ” theo quy định của Luật thuế DN

    Liên quan đến phần vượt mức quy định, T để L chi tiết như sau:

    Có những DN với chính sách hỗ trợ CĐCS, Đoàn viên Công Đoàn sẽ chỉ đóng 1 mức nhất định 20,000 chứ không thu mức 1% như quy định, phần còn lại DN sẽ bù thì khoản tiền bù cho phần chênh lệch này không được hạch toán là chi phí hợp lý được trừ. Cụ thể bằng con số bên dưới để Chị dể hình dung

    1. Tổng số nhân viên của DN : 100 nhân viên

    2. Tổng số Đoàn viên tham gia Công Đoàn : 70 nhân viên

    3. Tổng Quỹ lương tham gian BHXH BB của 100 nhân viên : 1,000,000,000 VND

    4. Tổng Quỹ lương tham gia BHXH BB của 70 Đoàn viên : 700,000,000 VND

    5. Kinh phí CĐ của DN đóng (2%) : = (3) * 2% = 20,000,000 VND

    6. Đoàn phí (1%) : = (4) * 1% = 7,000,000 VND

    7. Thực thu Đoàn phí từ nhân viên : = 20,000 * 70 = 1,400,000 VND (do nhân viên đóng góp nên không hạch toán vào chi phí công ty, nếu trừ từ lương nhân viên thì đã thuộc quỹ lương)

    8. Nếu DN vẫn đảm bảo quỹ cho CĐ tổng công (5) và (6) : 27,000,000 => DN ngoài nghĩa vụ theo quy định tại (5), DN đã bù thêm 1 khoản = (6) – (7) = 5,600,000 VND => khoản này không được hạch toán vào chi phí hợp lý theo quy định bên dưới

    Trường hợp “Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định” Thì theo quy định tại Điểm 3, Khoản I, Mục B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trong tháng đó.

    ð Nếu DN không thực hiện việc giảm BHXH theo quy định trên mà vẫn đóng như bình thường và thanh tra thuế phát hiện sự chênh lệch này thì khoản tiền BHXH do NSDLĐ đóng góp trong trường hợp này sẽ không được xem là chi phí hợp lý

    Vài chia sẽ đến L như trên, nếu có gì còn thiếu sót thì mong ACE khác giúp thêm thông tin nhé
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+