|
Ai cũng biết, con người là tài nguyên quý báu nhất cũng là đắt giá nhất của doanh nghiệp. Thế nhưng thực tế, chúng ta thấy rất nhiều doanh nghiệp có thể rất nhiều tiền để bảo vệ máy móc thiết bị, nhưng lại hết sức tiết kiệm trong việc “ bồi dưỡng huấn luyện và giáo dục” tài nguyên quý giá nhất của nó.
Nhiều công ty đầu tư rất ít thời gian và công sức để bồi dưỡng và giáo dục nguồn tài nguyên quý giá nhất của họ, điều này thật là kỳ lạ.
Sự thờ ơ với việc bồi dưỡng huấn luyện không chỉ dừng lại ở những cái đó. Không ít doanh nghiệp từng có một bài học thế này, một mặt đầu tư một khoản vốn lớn nhằm nâng cao tố chất của nhân viên, tiến hành bồi dưỡng huấn luyện đối với nhân viên, mặt khác những nhân viên này lại dường như không hề hiểu được điều đó, khi tố chất của họ nâng cao rồi, cuối cùng họ lại nhảy sang chỗ khác làm hoặc ra làm riêng. Như vậy khác nào doanh nghiệp tự tạo ra đối thủ cạnh tranh của mình. Một doanh nghiệp, để thu hút thiết bị sản xuất và công nghệ chế tạo tiên tiến của nước ngoài, đã bỏ ra học tập. Những nhân viên này sau khi học xong quay trở lại doanh nghiệp làm được hai, ba năm, sang chỗ khác làm. kết quả là ngay cả sản xuất bình thường doanh nghiệp cũng không thể nào đảm bảo nổi.
Bồi dưỡng huấn luyện nhân viên càng dễ khiến cho nhân viên bỏ sang chỗ khác. Đó là lý do chính đáng làm nhiều doanh nghiệp không tiến hành bồi dưỡng huấn luyện đối với nhân viên.
Thực tế sự việc không phải vậy thời đại thông tin và toàn cầu hoá đang tới gần, cạnh tranh của doanh nghiệp hiện đại đã, chuyển từ cạnh tranh sản phẩm thành cạnh tranh con người. Quan niệm này đã được rất nhiều doanh nghiệp nhận thức được. Hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp triển khai xoay quanh việc thu hút, chiêu mộ nhân tài. Công tác bồi dưỡng huấn luyệnnhân viên đã được nhiều doanh nghiệp thành công hoặc đang phát triển coi trọng. Trong một chừng mực nào đó, cạnh tranh của doanh nghiệp là cạnh tranh nhân tài, mẫu chốt của cạnh tranh nhân tài chính là cạnh tranh bồi dưỡng huấn luyện nhân viên.
Đối với những đối tượng có thể đào tạo, bạn cần phải bồi dưỡng huấn luyện chu đáo, đừng nên tiếc khi tạo cho nhân viên cơ hội. Huấn luyện và giáo dục là tạo cho nhân viên cơ hội. Huấn luyện và giáo dục là phương thức tất yếu để giữ nhân tài ưu tú. Hãy thử nhìn 500 công ty mạnh hàng đầu, đội ngũ nhân tài mà họ có được trên toàn cầu là một đội quân lớn tinh nhuệ, họ không bao giờ keo kiệt trong việc đầu tư bồi dưỡng huấn luyện nhân viên cả! “Bên dưới tướng mạnh không có binh yếu”, trong con mắt của các doanh nghiệp xuất sắc như 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, chỉ cần nhân viên có khả năng là họ sẵn sàng đào tạo để trở thành nhân tài.
Bồi dưỡng nhân viên, giành lấy cạnh tranh. Tất nhiên, trong việc bồi dưỡng nhân viên cũng phải nghĩ tới việc họ sẽ bỏ sang chỗ khác tốt hơn. Trong nhiều ngành, đây là một vấn đề thực tế. Chẳng hạn, trong ngành IT, thời gian làm việc trung bình của một người khoảng từ hai đến bốn năm. Cho dù thời gian ngắn doanh nghiệp cũng nên để cho họ được bồi dưỡng huấn luyện trong thời gian làm việc, bởi vì nếu không như vậy, chưa chắc họ còn đã ở lại trong một thời gian như vậy.
Đừng nên sợ những nhân viên mà bạn đã tiêu tốn một khoản chi phí đào tạo lớn có một ngày nào đó sẽ bỏ làm sang doanh nghiệp khác, bởi vì đây là quy luật bình thường của phát triển thị trường nhân tài. Xét từ góc độ khác, nếu như nhân viên bỏ bạn mà đi, trước tiên nên tự hỉo mình : Mình đã chú ý bồi dưỡng huấn luyện, trọng dụng anh ta chưa? Tại sao anh ta lại bỏ mình mà đi? Doanh nghiệp ưu tú trước tiên phải tự tìm hiểu nguyên nhân! Nếu như doanh ngihệp kiên trì bồi dưỡng huấn luyện, để học viên học thành tài rồi sẽ bồi dưỡng cho những nhân viên khác, có thể kết quả sẽ khác hẳn. Hơn nữa, sau khi bồi dưỡng huấn luyện, kỹ năng nâng cao rồi, nên bổ nhiệm họ chức vụ nào đó hoặc đãi ngộ cao hơn, thì làm sao họ có thể bỏ đi được? Doanh nghiệp nào không tiến hành bồi dưỡng huấn luyện nhân viên, thì sẽ thất bại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Vì vậy, bạn không thể không quan tâm tới nhân viên. Nếu bạn bồi dưỡng huấn luyện họ, giao lưu chân thành với họ, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng, họ sẽ không muốn rời xa bạn. Bạn có thể cho rằng, quản lý sản xuất, tiêu thụ, tài chính đã rất bận rồi, không có thời gian nghĩ tới vấn đề bồi dưỡng huấn luyện trên thực tế, công việc quan trọng nhất của bạn nên làm tạo sức hút níu giữ nhân viên ở lại. Bạn càng bồi dưỡng huấn luyện nhân viên, thì họ càng có thể tạo ra thành tích, thành tích càng tốt, thì họ sẽ càng muốn ở lại.
Bồi dưỡng và giáo dục nhân viên là động lực và cội nguồn khiến nhân viên không ngừng trưởng thành. Trong thời đại kinh tế tri thức, sự bồi dưỡng và giáo dục này cũng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp thu hút nhân tài, giữ nhân tài . Về điểm này, doanh nghiệp nên lấy giáo dục và bồi dưỡng làm mục tiêu xuyên suốt khiến cho nhân viên không ngừng đổi mới cơ cấu tri thức trong công việc, học tập kịp thời những kiến thức và kỹ thuật tiên tiến nhất, duy trì phát triển cùng với doanh nghiệp, từ đó trở thành nguồn nhân tài ổn định vững chắc nhất của doanh nghiệp.
Nhân viên thuộc dạng trí thức có tố chất cao, có năng lực sáng tạo , là linh hồn của sự phát triển, sự trọng dụng của doanh nghiệp đối với nhân viên thuộc dạng trí thức sẽ không ngừng tăng lên. Nhiều nhân viên thuộc dạng trí thức sẽ từ vị trí kỹ thuật đơn thuần và công tác có tính cục bộ, chuyển sang gánh vác công tác quản lý và lãnh đạo có tính tổng hợp, tính toàn cục. Sự dung hoà vị trí chuyên gia kỹ thuật và người quản lý sẽ trở thành xu hướng mới của nhu cầu của doanh nghiệp đối với nhân tài. Vì vậy, song song với phát huy vai trò của nhân viên thuộc dạng trí thức, doanh nghiệp cần tăng cường bồi dưỡng toàn diện đối với họ, khiến cho họ trưởng thành song song cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời có thể gánh vác trọng trách sự phát triển tương lai.
Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp, tác dụng ngắn hạn và tác dụng dài hạn của ảnh hưởng của công tác bồi dưỡng huấn luyện đối với doanh nghiệp, tác dụng của nó đối với bồi dưỡng huấn luyện của doanh nghiệp của doanh nghiệp, cá nhân cũng ngày một nhiều, vậy doanh nghiệp nên triển khai công tác bồi dưỡng huấn luyện của doanh nghiệp như thế nào đạt kết quả cao nhất?
1. Bồi dưỡng huấn luyện và giáo dục cần lấy tố chất cá nhân, tiềm lực, hùng tâm tráng khí, kế hoạch phát triển của cá nhân nhân viên doanh nghiệp làm xuất phát điểm. Tuỳ đối tượng mà tìm phương pháp giáo dục, cho phù hợp. Đó là nguyên tắc mà doanh nghiệp cần phải tuân thủ trong công tác bồi dưỡng và giáo dục.
2. Bồi dưỡng huấn luyện và giáo dục cần xuất phát từ nguồn nhân lực của doanh nghiệp, “tự lực cánh sinh” triển khai công tác bồi dưỡng huấn luyện và giáo dục của doanh nghiệp, đồng thời cần tận dụng đầy đủ nguồn nhân tài xã hội, áp dụng kiểu “dùng sẵn”, thu hút thích đáng, tuyển mộ nhân tài. Ngoài ra cần kết hợp với các nhân tố như kế hoạch, độ khó dễ, yêu cầu của việc thu hút, tuyển mộ nhân tài, triển khai công tác bồi dưỡng.
3. Bồi dưỡng huấn luyện và giáo dụ kết hợp với sử dụng hiệu quả, cơ cấu nhân tài và xu hướng thay đổi của nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực, cơ cấu nhân tài của doanh nghiệp là nền tảng để triển khai công tác bồi dưỡng huấn luyện, đồng thời chúng còn là thứ không ngừng thay đổi.
4. Cần chú ý lựa chọn nhân viên được bồi dưỡng. Tiến hành bồi dưỡng huấn luyện đối với toàn thể cán bộ nhân viên là trách nhiệm của doanh nghiệp, tiếp nhận bồi dưỡng huấn luyện là quyền lợi và nghĩa vụ cảu nhân viên.
5. Cần chọn phương thức, loại hình bồi dưỡng huấn luyện thích hợp. Phương thức, loại hình bồi dưỡng huấn luyện và giáo dục có nhiều loại, tách khỏi sản xuất không tách khỏi sản xuất…
6. Lựa chọn tốt địa điểm huấn luyện. Địa điểm huấn luyện có thể ở trong nước, ngoài nước hoặc ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên tổng hợp nhân tố từ nhiều mặt để lựa chọn tốt địa điểm
Theo BWP
(http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=2386)
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự