Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    37
    Tài liệu đã gửi
    20
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    65,587
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    Smile 7 Lý Do Khiến Bạn Chưa Được Thăng Chức





    7 Lý Do Khiến Bạn Chưa Được Thăng Chức

    Thật đáng chán nản khi nhận được tin mình đã bị bỏ qua trong đợt xét duyệt thăng chức. Và dưới đây là 7 lý do phát ra từ chính miệng các sếp, giải thích lý do của quyết định bạn chưa được thăng chức.

    1. Bạn chưa đủ các kỹ năng để có thể nhận trách nhiệm lớn hơn

    Một trong những sai lầm của nhân viên khi nghĩ về việc thăng chức là họ cho rằng việc được thăng chức là dựa vào đánh giá từ công việc hiện tại của họ. Điều này chỉ đúng một phần thôi. Các cấp trên cho rằng bạn thành công ở công việc hiện tại sẽ không đảm bảo rằng bạn cũng sẽ thành công ở nhiệm vụ mới nếu được thăng chức.

    Ví dụ, một nhân viên rất giỏi về nhập các số liệu có thể phải cần thêm các buổi đào tạo để có thể học thêm về kỹ năng phân tích dữ liệu - một công việc đòi hỏi kỹ năng suy luận và phân tích.

    Vì thế, một bí quyết để được thăng chức là tìm hiểu công việc mới cần bạn phải có những kỹ năng gì. Sau đó, trao đổi với cấp trên rằng bạn đã sẵn sàng tiến lên một vị trí mới và nhờ họ tư vấn xem bạn cần làm những gì và học những kỹ năng nào để đạt được vị trí đó.

    2. Bạn thiếu những kỹ năng mềm

    Không chỉ các kỹ năng cứng và những hiểu biết về chuyên môn mới quan trọng mà những kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém, nhất là khi bạn muốn được thăng chức để làm ở vị trí quản lý. Những kỹ năng mềm này bao gồm kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, kỹ năng giao tiếp và ngoại giao...



    Tự phát triển những kỹ năng mềm mà bạn thấy cần thiết để có thể làm tốt công việc mới. Bạn có thể làm điều này bằng những việc như tự nguyện tư vấn cho những nhân viên mới vào, tự nguyện xin dẫn đầu một buổi thuyết trình. Cho dù bạn làm bất cứ điều gì thì đó cũng là những dấu hiệu để sếp bạn có thể thấy là bạn đã sẵn sàng cho một vị trí mới.

    3. Bạn không biết tận dụng những phản hồi

    Bất cứ ai cũng đều có ít nhất một lần cố gắng "kiềm nén" khi bị chỉ trích. Nhưng bạn phải ghi nhớ điều này, những chỉ trích đấy không phải lúc nào cũng xấu. Rất có thể sếp bạn có một vài điểm đúng và hợp lý khi "trách mắng" bạn. Sếp bạn đang cố gắng chỉ bảo bạn làm sao để có thể cải thiện hiệu suất làm việc. Bạn phải biết tận dụng những "chỉ trích" này để làm việc tốt hơn và chuẩn bị cho việc thăng chức của mình.

    Khi nhận được phản hồi từ cấp trên, cố gắng đừng nên bào chữa cho chính mình mà hãy biết chấp nhận và học hỏi từ nó.

    Nguồn: http://trainingstore.vn/index/baiviet?pageid=34
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự

  2. #2
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    37
    Tài liệu đã gửi
    20
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    65,587
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    4. Bạn thiếu cung cách chuyên nghiệp

    Càng lên chức cao bạn cần càng phải tỏ ra chuyên nghiệp trong cách làm việc hơn. Chuyên nghiệp từ việc giữ vững sự tự tin cho đến việc xử lý và đối mặt với những "tin vịt" trong công ty. Các lãnh đạo cũng đồng tình rằng chuyên nghiệp là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân viên phải vượt qua.

    Cách bạn cư xử với đồng nghiệp cũng quan trọng không kém cách bạn cư xử với cấp trên. Chẳng hạn như bạn có thể thảo luận những vấn đề của công ty trong lúc làm việc, nhưng không nên thảo luận những điều này ở những lúc khác, ví dụ như giờ giải lao, vì làm thế bạn sẽ chứng tỏ cho đồng nghiệp thấy là bạn chỉ đang cần thính giả để lắng nghe bạn chứ không phải bạn đang tìm cách giải quyết.
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự

  3. #3
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    37
    Tài liệu đã gửi
    20
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    65,587
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    Lý do thứ 5

    5. Bạn vẫn còn chưa chủ động trong giải quyết các vấn đề

    Nếu như bạn giỏi trong việc giải quyết các vấn đề, nó không chỉ chứng minh rằng bạn quan tâm đến sự nghiệp của bạn mà còn chứng tỏ rằng bạn quan tâm sát sao tới tình hình dài hạn của công ty. Vì thế, khi giải quyết vấn đề nào đó, đừng nên chỉ tập trung vào tình hình trước mắt mà hãy phân tích tình huống để tìm cách phát triển giải pháp lâu dài.

    Còn nữa, hãy hợp tác với đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết đúng. Điều này sẽ khiến mọi người nhận thấy bạn có khả năng hòa hợp của một lãnh đạo tương lai.
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+