|
Dear all,
Giúp mình với, Cty mình ký offer với anh kia thử việc 3 tháng, anh ta làm được 2 tháng 18 ngày thì công ty cho nghỉ, anh ta khởi kiện với lý do là công ty vi phạm về thời gian thử việc, cho mình hỏi có phải trong trường hợp này công ty mình đã sai và sẽ chịu những thiệt hại:
- Bị phạt vì vi phạm thử việc 03 tháng.
- Phải nhận anh ta vào làm việc lại
- Thanh toán tiền lương thời gian nghỉ việc cộng với đền bù 2 tháng lương
Theo các bác mình nên giải quyết như thế nào vì anh ta cũng muốn thương lượng.
Cảm ơn mọi người
#1: Dear bạn!
theo Luật Lao động thì thời gian thử việc tối đa là 60 ngày và được hiểu là 60 ngày làm việc, nghĩa là tùy vào quy định thời gian làm việc của từng công ty, 60 ngày này có thể kéo dài đến gần 3 tháng nếu công ty làm 5 ngày/tuần.
#2: Chào bạn !
Theo Điều 7 NĐ-44/2003 thì
1. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
2. Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với những lao động khác.
4. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.
Vậy. trong trường hợp này, Người LĐ đã xem như là đã ký kết HĐLĐ. Công ty chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp này là trái pháp luật.
Hậu quả pháp lý như thế nào chắc bạn cũng đã rõ. tốt nhất, nên thương lượng, đền bù với người LĐ chứ theo đuổi mấy công việc kiện tụng này thứ 1. mất thời gian, thứ 2. mất uy tín của công ty trên thương trường. và cái quan trọng là trường hợp này mình đang rất bất lợi về mặc pháp lý.
Không thể lý giải, thời gian thử việc căn cứ theo thời gian làm việc thực tế theo Luật Dân sự được vì nếu vậy thì trong HĐLĐ phải thỏa thuận rõ. Nếu không có thỏa thuận thì áp dụng Luật Dân sự để giải quyết vấn đê này.
Điều 150 - Luật Dân sự quy định.
1. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Thời hạn được tính theo dương lịch.
Vì vậy, tính theo ngày dương lịch thì không được tính ngày làm việc thực tế bạn nhé.
CHúc bạn có tính toán kỹ trong quyết định của mình,
Trân trọng
#3: Chia sẻ về vấn đề này, mình xin có 1 số ý kiến như sau:
1. Mình chưa rõ là 2 tuần làm việc trên là trong hay sau thời gian thử việc?
2. Nếu trong thời gian thử việc, công ty được phép cho người lao động nghỉ mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu hai bên đã thỏa thuận. ( Điều 32- BLLĐ)
Trường hợp này, công ty chỉ chi trả cho người lao động số tiền lương tương ứng với thời gian làm việc thực tế, không phải là lương 1 tháng hay 2 tháng bạn ạ.
3. Nếu đã kết thúc thử việc và công ty đã ký kết HĐLĐ với người lao động thì rất có thể công ty đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ sai luật.
Trong trường hợp này, công ty phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với những ngày người lao động không được làm việc.
(Bạn tham khảo điều 42- BLLĐ nhé).
4. Về thời hạn thanh toán liên quan đến quyền lợi của mỗi bên thì không quá 07 ngày, kể từ ngày chám dứt HĐLĐ, trường hợp đặt biệt có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày.
Do vậy, trong trường hợp đặc biệt, nếu thời gian " 1 tháng sau" như bạn nói không vượt quá 30 ngày thì có thể chấp nhận được.
(Bạn tham khảo điều 43- BLLĐ nhé)
Hy vọng những thông tin chia sẻ của mình có thể giúp ích cho bạn.
Chúc bạn thành công.
#4: Mình thấy trong bộ luật lao động chỉ ghi là 60 ngày mà không nói là ngày tính theo dương lịch hay ngày làm việc. Vì vậy, tốt nhất là chúng ta nên thử việc 60 ngày tính theo dương lịch, còn nếu tính theo ngày làm việc thì cũng ghi rõ ràng ra là 60 ngày làm việc là từ ngày nào đến ngày nào. Mình vừa đọc 1 vụ kiện của người lao động liên quan đến thời gian thử việc và là 1 bài học đắt giá cho người sử dụng lao động
http://brandco.vn/service/vu-an-tran...-thu-viec.html
Trích: " BRANDCO LAWFIRM – Gần đây, tôi có tham gia vào một vụ án liên quan đến thời gian thử việc. Mà kết quả là phía doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đã phải “ngậm đắng nuốt cay” vì đã lỡ “tốt bụng” với người thử việc. Bị kiện vì “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” sau thời gian thử việc..."
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự