Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jun 2018
    Bài viết
    1
    Tài liệu đã gửi
    1
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    147,338
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    [Chia sẻ] Có quá trễ để bắt đầu tìm hiểu về "Employer Branding"





    Đây có thể nói là thời điểm hơi trễ để suy nghĩ về định nghĩa “Thương hiệu nhà tuyển dụng” (Employer Brand) hoặc Employer Branding là gì vì đã có nhiều doanh nghiệp bắt tay vào làm với những chiến lược và kế hoạch cụ thể, tuy nhiên định nghĩa về “Employer Branding” hiện tại được chia sẻ đây đó đã đủ hay chưa?
    Các doanh nghiệp bắt tay vào làm Employer Branding đã thực sự hiệu quả và tận dụng được hết nguồn lực của mình?


    Thuật ngữ “Employer Branding” thể hiện một hình thức quản lý thương hiệu chủ động, đại diện cho việc áp dụng logo thương hiệu và các yếu tố khác của thiết kế trực quan để nhận diện và phân biệt thương hiệu. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của quản lý thương hiệu. Quan trọng hơn đó là một hệ thống quản lý kết hợp nhiều yếu tố cùng hình thành nên trải nghiệm thương hiệu và danh tiếng cho doanh nghiệp. Nói cách khác, trong khi “employer branding” được mô tả như là một hoạt động rời rạc, thì “employer brand management” hay “quản lý thương hiệu nhà tuyển dụng” mô tả một cách tiếp cận cấp cao hơn để điều phối tổng thể các hoạt động quản lý nhân sự khác như tuyển dụng, on-boarding, quản lý tài năng (talent management), quản lý hiệu quả (performance management) và phát triển lãnh đạo (leadership development). Thuật ngữ “employer brand – thương hiệu nhà tuyển dụng” đã được định nghĩa theo một số cách khác nhau. Tựu chung các định nghĩa đều quy về ba loại:



    Thứ nhất, Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là một lời hứa.
    Ví dụ: Viện Nhân lực và Phát triển của Vương quốc Anh (CIPD) định nghĩa rằng Thương hiệu nhà tuyển dụng là “một tập hợp các thuộc tính và phẩm chất – thường là vô hình – làm cho một tổ chức trở nên đặc biệt, hứa hẹn một trải nghiệm làm việc cụ thể và thu hút những người muốn phát triển và thể hiện mình tốt nhất trong văn hoá đó.
    Thứ hai, Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là hình ảnh và danh tiếng mong muốn hướng tới của doanh nghiệp.

    Ví dụ, Brett Minchington, người đã xuất bản một số cuốn sách về đề tài này, định nghĩa thương hiệu của nhà tuyển dụng là “hình ảnh mô tả tổ chức của bạn như một nơi tuyệt vời để làm việc”.

    Cả hai định nghĩa này hầu như chỉ mô tả các thương hiệu có độ mạnh nhất định, nhưng thực tế có rất nhiều thương hiệu nhà tuyển dụng không được mô tả trong hai định nghĩa này. Do đó định nghĩa thứ ba có thể nói là bao quát hơn, từ đó thực tế hơn và hữu ích hơn.

    Thứ ba, Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là toàn bộ những suy nghĩ và cảm xúc từ những người có tương tác với doanh nghiệp, cả tích cực và tiêu cực, cả trung thực và không trung thực, rõ ràng và mơ hồ, dù có dựa trên trải nghiệm trực tiếp hay không, cả giao tiếp có chủ ý, không chủ ý hoặc có thể chỉ là tin đồn.

    Từ quan điểm này, mọi doanh nghiệp đều có thương hiệu nhà tuyển dụng riêng, cho dù họ có xác định các đặc điểm và hình ảnh mong muốn hay không. Nói cách khác, thương hiệu, giống như danh tiếng, cuối cùng được xác định bởi nhận thức của người khác.
    Về mặt này, ví dụ có thể kể đến định nghĩa đầu tiên từ Simon Barrow và Tim Amblertrong Tạp chí Quản lý thương hiệu – tháng 12/1996. Hai ông cho rằng Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là “tập hợp các lợi ích về chuyên môn, kinh tế và tâm lý được mang lại khi làm việc tại một doanh nghiệp”.

    Định nghĩa thương hiệu nhà tuyển dụng trên khía cạnh nhận thức và tương tác với người khác sẽ hữu ích hơn vì nó cung cấp cho chúng ta một thước đo thực tế hơn để đánh giá hiện trạng và giá trị thực của thương hiệu. Định nghĩa này giúp chúng ta nhận ra rằng thương hiệu của một nhà tuyển dụng được định hình cuối cùng cũng bởi những gì người khác nghe về bạn và cách họ trải nghiệm với bạn, chứ không chỉ đơn thuần bằng các thông điệp có chủ ý từ phía bạn, tuy nhiên những điều đó sẽ luôn thôi thúc giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình hơn, có hành động cụ thể và giúp nhà tuyển dụng luôn thành thật. “

    (Theo “Employer Brand Management: Practical Lessons from the World’s Leading Employers” by Richard Mosley)

    Nguồn: Talent Brand Vietnam
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+