|
LỜI MỞ ĐẦU
Mọi sự vật muốn tồn tại và phát triển cần có một hình thức liên kết nhất định. Cũng như các tổ chức , các doanh nghiệp có thể tồn tại đó là nhờ vào việc tổ chức các bộ phận cấu thành một cách khoa học và hợp lý, năng động và uyển chuyển. Trong quá trình tổ chức đó, nhân tố quyết định năng động nhất là con người. Những hoạt động và phát triển của con người là ở trong tổ chức, trong guồng máy hoạt động của tổ chức đó. Từng con người mạnh mẽ sẽ tạo nên một tổ chức mạnh sẽ đảm bảo cho những cá nhân phát huy được vai trò vốn có của mình, hạn chế được những khuyết điểm và tạo cho những cá nhân phát triển toàn diện. Chỉ có các mối quan hệ mới làm cho con người hiểu rõ vai trò chủ thể của mình và tự nhận thấy rõ ràng mình có thể làm được gì.
Do đó, muốn có tổ chức tồn tại phải có sự quản lý, phải có sự sắp xếp, bố trí và sử dụng người đúng khả năng của họ, có như vậy mới phát huy được tài năng, trí tuệ, cũng như sự sáng tạo của mỗi người trong tổ chức. Đó chính là việc quản lý nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực có liên quan đến sự tồn tại và phát triển bền vững của một tổ chức, một doanh nghiệp. Cùng với sự hình thành của kinh tế tri thức, sự phát triển kinh tế - xã hội khiến cho vai trò của nguồn tài lực, vật lực của người lao động bị suy giảm so với thời kỳ công nghiệp hóa và vai trò tri thức của con người lao động tăng lên. Do đó nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có hiểu biết, tri thức khoa học - kỹ thuật cao trở thành nguồn nhân lực quan trọng nhất. Quản lý nguồn nhân lực là công cụ hữu hiệu trong quản lý kinh doanh, là chìa khóa để đi đến thành công.
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng khách quan trong quá trình phát triển. Quản lý nguồn nhân lực trên thế giới đã trở thành một khoa học và đang phát triển ở trình độ cao. Trong khi ở Việt Nam đa số các doanh nghiệp còn chưa chú trọng và thực hiện tốt hoạt động quan trọng này.
Hội nhập kinh tế sẽ đem lại rất nhiều những cơ hội, đồng thời cũng có rất nhiều rủi ro. Do đó để phát triển, các doanh nghiệp phải biết nắm bắt, tận dụng triệt để những cơ hội, lợi thế đồng thời có những thay đổi, điều chỉnh nhằm hạn chế tối đa những rủi ro, bất lợi mà quá trình hội nhập đem lại. Mà cụ thể để chuẩn bị tốt cho sự hợp tác và cạnh tranh mà quá trình hội nhập khu vực và quốc tế mang đến, một việc tối quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam là nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, nhất là quản lý nguồn nhân lực.
Dựa trên lĩnh vực chuyên môn mà em đã được học tập và thông qua quá trình thực tập tại Công ty Thiết bị - Bộ Thương mại , kết hợp với sự lựa chọn của bản thân em, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Thiết bị - Bộ Thương mại” Với mong muốn thông qua việc nâng cao hoạt động quản lý của Công ty để từ đó em có sự đánh giá, nhận xét và đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp giúp cho việc quản lý nguồn nhân lực của Công ty được tốt hơn và tháo gỡ những khó khăn và hạn chế, cũng như những mặt còn yếu kém của Công ty để từng bước đưa Công ty lên một vị trí cạnh trành mới trên thị trường.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. kết cấu của bài viết được chia làm 3 chương:
- Chương I: Lý luận chung về công tác quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp
- Chương II: Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực của Công ty Thiết bị - Bộ Thương mại
- Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực của Công ty Thiết bị - Bộ Thương mại.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS. TS Đỗ Hoàng Toàn cùng các thầy cô trong trường và các bác, các cô, chú, anh , chị trong phòng tổ chức hành chính của Công ty Thiết bị đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành đề tài này!
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
I. Khái niệm chung về quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. 3
1. Một vài khái niệm cơ bản. 3
1.1 Khái niệm về nhân lực 3
1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực: 3
2. Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực. 3
2.1 Số lượng nhân lực: 3
2.2 Chất lượng nguồn nhân lực. 4
2.3 Cơ cấu tuổi nhân lực: 5
2.4. Cơ cấu cấp bậc nhân lực. 5
II. Tính tất yếu của công tác quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. 5
1. Khái niệm và tầm quan trọng của công tác quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. 5
1.1. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực. 5
1.2. Tầm quan trọng của công tác quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. 6
2.Chức năng của công tác quản lý nguồn nhân lực. 7
III. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 9
1. Chiến lược nguồn nhân lực. 9
1.1 Khái niệm: 9
1.2. Vai trò của lập chiến lược nguồn nhân lực. 9
1.3 Lập chiến lược nguồn nhân lực. 10
2.Tuyển dụng nguồn nhân lực. 11
2.1 Xác định nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp. 11
2.2 Tìm kiếm nhân viên. 12
2.3 Tuyển chọn nhân viên. 14
2.4 Hội nhập vào môi trường làm việc. 15
3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 15
3.1 Khái niệm. 15
3.2 Tiến trình Đào tạo và phát triển 16
4. Chế độ lương bổng và đãi ngộ 18
4.1 Đại cương về lương bổng và đãi ngộ 18
4.2 Các yếu tố của một chương trình lương bổng và đãi ngộ toàn diện 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ - BỘ THƯƠNG MẠI 24
I. Giới thiệu chung về công ty thiết bị - bộ thương mại. 24
1. Quá trình hình thành và phát triển. 24
1.1.Sự ra đời của công ty thiết bị. 24
1.2. Quá trình phát triển của công ty. 24
2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty 24
2.1 Chức năng. 24
2.2. Nhiệm vụ. 26
3. Cơ cấu tổ chức. 27
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. 28
4.1. Nguồn vốn hoạt động. 28
4.2 Tình hình tài sản và cơ sở vật chất đến 30/12/2004. 29
5. Thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại. 32
5.1 Thành tựu đã đạt được. 32
5.2. Hạn chế. 33
II. Thực trạng nguồn nhân lực và công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Thiết bị. 33
1. Thực trạng nguồn nhân lực. 33
1.1 Số lượng nguồn nhân lực. 33
1.2 Chất lượng nguồn nhân lực. 35
2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực. 38
2.1 Công tác lập chiến lược nguồn nhân lực. 38
2.2 Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực. 39
2.3 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực. 41
2.4 Thực trạng công tác Đào tạo và phát triển. 42
2.5 Chế độ lương bổng và đãi ngộ. 44
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ - BỘ THƯƠNG MẠI 53
1. Phương hướng chuyểnCông ty Thiết bị sang công Ty cổ phần Thiết bị. 53
2.Một số định hướng về kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh. 54
2.1 Kế hoạch kinh doanh sản xuất năm (2006-2008) 54
2.2 Bảng dự kiến kết quả sản xuất – kinh doanh và tình hình tài chính khi chuyển sang công ty cổ phần. 55
3. Một số chiến lược sản xuất kinh doanh. 55
3.1. Chiến lược củng cố phát triển khách hàng. 55
3.2. Chiến lược mở rộng thị trường, mặt hàng, ngành nghề mới. 56
3.3. Chiến lược marketing. 57
3.4. Chiến lược về vốn tài chính. 57
3.5.Phát triển nguồn nhân lực. 57
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty Thiết bị. 59
1. Hoàn thiện công tác lập chiến lược nguồn nhân lực. 59
2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực. 62
3. Nâng cao chất lượng công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 63
5. Những biện pháp nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của người lao động. 67
5.1 Các biện pháp khuyến khích. 67
5.2 Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự