|
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ, các ngành kinh tế ngày càng đa dạng. Thêm vào đó nhu cầu của con người ngày càng phong phú và đa dạng, họ đòi hỏi không chỉ thoả mãn về mặt vật chất mà còn đòi hỏi sự thoả mãn về tinh thần. Chính từ hiện tượng trên mà du lịch đã hình thành và dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Với sự phát triển không ngừng, du lịch đã không ngừng góp một phần quan trọng cho nền kinh tế quốc dân mà còn mang lại sự giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, các quốc gia, thậm chí trên phạm vi toàn thế giới.
Hoà nhập với nhịp phát triển của kinh tế thế giới, du lịch Việt Nam cũng ngày càng phát triển, đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, du lịch Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng của nó và thực sự khởi sắc.
Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế du lịch, kinh doanh khách sạn cũng là một mặt không thế thiếu tạo nên sự thành công cho ngành du lịch. Khách sạn là một trong những cơ sở vật chất không thể thiếu để phục vụ khách du lịch cả trong và ngoài nước. Kinh doanh khách sạn cũng đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của ngành du lịch. Nhận thức được cơ hội, tiềm năng phát triển của du lịch, kinh doanh khách sạn, nhà nước ta cũng đã ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành công nghiệp không khói mang lại hiệu quả cao này.
Một trong những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả trong ngành kinh doanh khách sạn phải kể đến là khách sạn Điện Lực Hà Nội thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam ( 30 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội ). Kể từ khi thành lập cho đến nay khách sạn Điện Lực đã gặt hái được rất nhiều thành tích: hoạt động kinh doanh rất hiệu quả, chất lượng phục vụ không ngừng tăng lên, đời sống của nhân viên trong khách sạn được cải thiện đáng kể. Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào, nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng làm nên sự thành công của doanh nghiệp đó, và khách sạn Điện Lực Hà Nội cũng vậy. Vấn đề nguồn nhân lực bao giờ cũng là vấn đề hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như khách sạn Điện Lực Hà Nội. Hơn nữa thông qua quá trình thực tập tại khách sạn Điện Lực Hà Nội, em đã có cơ hội tìm hiểu về thực trạng nguồn nhân lực ở dây, chính vì thế mà em chọn đề tài : “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn điện lực Hà Nội ” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Mục tiêu của đề tài là thông qua tìm hiểu về nguồn nhân lực của khách sạn Điện Lực Hà Nội tìm ra những điểm tốt và những điểm cần khắc phục trong việc sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn. Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn Điện Lực Hà Nội nhằm làm cho khách sạn hoạt động có hiệu quả hơn.
Đề tài của em gồm có ba phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về kinh doanh khách sạn và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn.
Chương II: Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn Điện Lực Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn Điện Lực Hà Nội.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN. 4
1.1. Cơ sở lý luận về kinh doanh khách sạn 4
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh khách sạn 4
1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn 7
1.1.2.1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch 7
1.1.2.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn 8
1.1.2.3. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn 9
1.1.2.4. kinh doanh khách sạn mang tính quy luật 10
1.1.3. Ý nghĩa của kinh doanh khách sạn 11
1.1.3.1. Ý nghĩa kinh tế 11
1.1.3.2. Ý nghĩa xã hội 12
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn 12
1.2.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn 12
1.2.3. Đặc điểm nhân lực trong kinh doanh khách sạn 14
1.2.3.1. Lao động trong khách sạn chủ yếu là lao động dịch vụ 14
1.2.3.2. Tính chuyên môn hóa cao dẫn đến khó thay thế lao động 15
1.2.3.3. Khó có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa 16
1.2.3.4. Cường độ làm việc không đồng đều mang tính thời điểm cao, đa dạng và phức tạp. 17
1.2.3.5. Thời gian làm việc vủa hầu hết các bộ phận trong khách sạn kinh doanh lưu trú và ăn uống phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. 17
1.2.3.6. Các đặc điểm về độ tuổi, giới tính, hình thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ. 18
1.2.3.7. Các đặc điểm của quy trình tổ chức lao động 19
1.2.4. Yêu cầu đối với nhân lực trong kinh doanh khách sạn 19
1.2.4.1. Yêu cầu đối với nhân viên bộ phận lễ tân 19
1.2.4.2. Yêu cầu đối với nhân viên buồng 21
1.2.4.3. Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ bàn 21
1.2.4.4. Yêu cầu đối với nhân viên các bộ phận khác 22
1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 22
1.3.1. Cơ sở lý luận về sử dụng nguồn nhân lực 22
1.3.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 23
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN ĐIỆN LỰC HÀ NỘI 29
2.1. Tổng quan về khách sạn Điện Lực Hà Nội 29
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của khách sạn Điện Lực Hà Nội: 29
2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Điện Lực Hà Nội 30
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn Điện Lực: 34
2.1.4. Tình hình kinh doanh của khách sạn Điện Lực Hà Nội 40
2.1.4.1. Các sản phẩm khách sạn cung cấp: 40
2.1.4.2. Thị trường khách của khách sạn Điện Lực: 40
2.1.4.3. Kết quả kinh doanh khách sạn Điện Lực: 47
2.2. Tình hình sử dụng lao động trong khách sạn Điện Lực 49
2.2.1. Đặc điểm nhân lực của khách sạn Điện Lực: 49
2.2.2. Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Điện Lực Hà Nội 52
2.2.2.1. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực 52
2.2.2.2. Phân công lao động 53
2.2.2.3. Chế độ lương đối với người lao động 55
2.2.2.4. Chế độ bảo hiểm xã hội và an toàn lao động cho nhân viên khách sạn 56
2.2.2.5. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 56
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn Điện Lực Hà Nội 57
2.3.1. Môi trường làm việc 57
2.3.2. Năng suất lao động 58
2.3.3. Phân tích tình hình biến động nhân lực của khách sạn trong mối quan hệ với doanh thu của khách sạn. 60
2.3.4. Phân tích tình hình biến động quỹ lương của khách sạn trong mối quan hệ với doanh thu của khách sạn 62
2.3.5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên 63
2.3.6. Văn hóa nhân viên 63
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA KHÁCH SẠN ĐIỆN LỰC HÀ NỘI 63
3.1. Mục tiêu, phương hướng phấn đấu của khách sạn Điện Lực 63
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn Điện Lực Hà Nội 63
3.2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực 63
3.2.2. Hoàn thiện công tác tuyển chọn nguồn nhân lực 63
3.2.3. Hoàn thiện công tác bố trí nguồn nhân lực 63
3.2.4. Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động 63
3.2.5. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc 63
3.2.6. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 63
3.2.7. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn Điện Lực Hà Nội 63
KẾT LUẬN 63
Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search