Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Quản lý

    Ngày tham gia
    Feb 2012
    Bài viết
    546
    Tài liệu đã gửi
    541
    Tài liệu được mua
    4,963
    Tài liệu đã mua
    2
    Mã số thành viên
    32,002
    Tài khoản hiện có
    15,431 Xu

    Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá





    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay, giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp lãnh đạo mà còn là lực lượng đi đầu, trực tiếp thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, vấn đề xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh về mọi mặt là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nước của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân.

    Thái Nguyên là Thủ đô trong những năm nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp, là thành phố công nghiệp trong hiện tại. Đội ngò công nhân Thái Nguyên là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam với những truyền thống bất khuất kiên cường. Trải qua gần một thế kỷ phát triển, đội ngò công nhân Thái Nguyên không ngừng trưởng thành về nhiều mặt, có vai trò to lớn trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân téc, xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đội ngò công nhân Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng đó. Tuy nhiên, cũng như giai cấp công nhân cả nước, đội ngò công nhân Thái Nguyên đã và đang có biến động, bắt đầu bộc lé những mặt mạnh cũng như những mặt hạn chế và yếu kém đòi hỏi phải từng bước khắc phục để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công hoá hiện đại hoá, thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngò công nhân Thái Nguyên là việc làm vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách.
    Do vậy, tôi chọn đề tài "Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá" làm luận văn tốt nghiệp cao học với hy vọng góp một chút sức lực nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu vấn đề trên.

    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Ở Việt Nam trong những năm gần đây, vấn đề giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu với nhiều góc độ, những phạm vi khác nhau. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân là gì? thực trạng giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam; những giải pháp xây dựng giai cấp công nhân hiện nay...chẳng hạn như: "Đặc điểm và xu hướng biến đổi cơ cấu - giai cấp công nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" (Đỗ Khánh Tặng - Luận án phó tiến sĩ, Hà Nội, 1990). "Giai cấp công nhân Việt Nam vai trò xu thế biến động về cơ cấu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (Bùi Đình Bôn - Luận án phó tiến sĩ, Hà Nội, 1991). Kỷ yếu hội thảo: "Thực trạng giai cấp công nhân dưới tác động cơ thế thị trường" (Trung tâm nghiên cứu lý luận - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hà Nội, 1993). "Một số vấn đề giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam" (GS. Văn Tạo - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997). "Bác Hồ với giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". (PGS. TS Đỗ Quang Hưng (chủ Biên) - Nxb Lao động Hà Nội,1999). "Tích cực hoá nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình" (Trần Thị Bích Liên - Luận án tiến sĩ, 2001). "Vấn đề đình công của công nhân ở nước ta hiện nay" (Phạm Thị Xuân Hương - Luận án tiến sĩ, 2001). "Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21" (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Công nhân và công đoàn, Nxb Lao động Hà Nội, 2001)... Các công trình nêu trên đã khai thác tương đối toàn diện những vấn đề liên quan đến công nhân, xu hướng biến động của nó trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mặt khác đã đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngò công nhân không ngừng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    Gần đây, còn một số công trình khác nghiên cứu trực tiếp đến mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự phát triển của giai cấp công nhân; vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như: "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển giai cấp công nhân" (PGS Cao Văn Lượng (chủ biên) - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001). "Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (Trần Ngọc Sơn - Luận án tiến sĩ, 2001). Kỷ yếu hội thảo: "Về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá". (Trường Đại học Công đoàn Việt Nam, Hà Nội, 2002). "Giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". (PGS. TS. Dương Xuân Ngọc - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004)... Trong các công trình này đã đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự phát triển của giai cấp công nhân, đặt ra những yêu cầu nhằm phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu.... để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra.
    Ngoài những công trình nêu trên còn một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng và đưa ra những phương hướng giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, củng cố và phát triển đội ngò công nhân ở các địa bàn cụ thể, chẳng hạn như: "Công nhân Hải Phòng trong công cuộc đổi mới những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết" (Nguyễn Văn Năm, 1995). "Xu hướng biến đổi phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngò công nhân Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay" (Vò Minh Thủ, 1998). "Xây dựng đội ngò công nhân Đồng Nai đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá" (Phạm Hồng Hải, 2002).....
    Riêng đối với tỉnh Thái Nguyên dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh cũng đã tiến hành khảo sát đưa ra những đánh giá bước đầu nhằm xây dựng đội ngò công nhân lớn mạnh. Song nhìn chung chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề phát triển đội ngò công nhân Thái Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở cấp tiến sĩ hay thạc sĩ.

    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích
    Làm rõ thực trạng và xu hướng biến động của đội ngò công nhân Thái Nguyên, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát huy vai trò đội ngò công nhân Thái Nguyên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Làm rõ những quan niệm cơ bản như: Giai cấp công nhân Việt Nam; quan niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sù phát triển của giai cấp công nhân; vai trò của đội ngò công nhân Thái Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    - Đánh giá thực trạng của đội ngò công nhân Thái Nguyên, tìm ra những nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Từ thực trạng đó, dự báo xu hướng biến động của đội ngò công nhân Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát huy vai trò của đội ngò công nhân Thái Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    .
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
    - Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    - Cơ sở thực tiễn là kết quả điều tra thực trạng công nhân ở các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Coi trọng phương pháp logíc - lịch sử; kết hợp phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê...
    - Kế thừa một cách chọn lọc các thành tựu nghiên cứu có liên quan đến luận văn.
    4.3.Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu đội ngò công nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay.

    5. Đóng góp mới của luận văn
    Nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng đội ngò công nhân ở Thái Nguyên, dự báo xu hướng biến động của nó, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò đội ngò công nhân ở Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    6. Ý nghĩa của luận văn
    - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tạo lập cơ sở khoa học để các cấp lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Thái Nguyên tham khảo, vận dụng trong việc xây dựng chính sách nhằm xây dựng và củng cố đội ngò công nhân trên địa bàn toàn tỉnh.
    - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ giảng dạy nghiên cứu về giai cấp công nhân ở các trường chính trị tỉnh, thành phố.

    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương, 6 tiết.
    Ảnh thu nhỏ đính kèm Ảnh thu nhỏ đính kèm (Đây là tài liệu phải trả phí! Vui lòng ấn Mua tài liệu trước khi Download)
    Đăng Ký   Đăng Nhập   Tăng thu nhập với HRShare ?
    Bạn Muốn Download Tài Liệu Ở Dưới ?
    File đính kèm - Download, tải tài liệu tại đây
    Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search


 
Find us on Google+