|
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu “đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Đảng ta đã nhận thức rõ: “con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam, ngành chứng khoán đã và đang nỗ lực cải cách toàn diện trên các mặt công nghệ, quản lý, tài chính và hoạt động, tất nhiên bao gồm cả con người nhằm xây dựng một TTCK minh bạch, hiệu quả và phản ánh đúng tính chất là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Rõ ràng, để xây dựng một TTCK hiệu quả thì đòi hỏi nguồn nhân lực của ngành chứng khoán Việt Nam phải có sự phát triển tương xứng để có khả năng phát triển TTCK như trên các nước phát triển.TTCK là loại thị trường bậc cao của nền kinh tế, nó phản ánh sức khỏe nền kinh tế của một đất nước, do vậy, để làm TTCK trở nên hiệu quả, minh bạch, phản ánh chính xác diễn biến của nền kinh tế thì nhất thiết đòi hỏi phải đào tạo được đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngành có trình độ, gắn kết với thực tế hoạt động của các công ty chứng khoán.
Không ngoại lệ, CTCP chứng khoán Liên Việt (tên viết tắt là LVS) đã và đang có những chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho mình để đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và ngày càng lớn mạnh trong TTCK Việt Nam. Tuy đã thu được một số kết quả khả quan nhưng chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại LVS vẫn còn có nhiều hạn chế. Do đó, để có được một nguồn nhân lực tốt đáp ứng được yêu cầu của ngành, của công ty trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc nghiên cứu thực trạng và từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại LVS là quan trọng và cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, rút ra những kết quả đã đạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại LVS, giúp LVS có được một đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ năng lực để đáp ứng được với những yêu cầu ngày càng cao trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực của CTCP chứng khoán Liên Việt.
* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại CTCP chứng khoán Liên Việt trong giai đoạn 2009-2010.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp phân tích thống kê kinh tế; phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu; mô hình hóa…
KẾT LUẬN
Có thể nói, trong sự nghiệp của một doanh nghiệp, con người là “linh hồn”, là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại và thành công trong mọi hoạt động. Do đó, yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn đặt ra luôn là nỗi trăn trở của hoạt động đào tạo mà mọi ngành, mọi cấp cần phải dành sự đầu tư và quan tâm thích đáng.
Cũng nằm trong vòng quay đó, và hơn hết, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của lĩnh vực chứng khoán đòi hỏi ngày càng cao hơn và cạnh tranh cũng mạnh mẽ hơn. Với tầm nhìn mang tính chiến lược, CTCP chứng khoán Liên Việt ngay từ những năm đầu thành lập đã luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty. Vì thế, VPBank đã, đang và sẽ thực hiện liên tục các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Những chương trình đào tạo và phát triển này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty, được sự ủng hộ của đông đảo cán bộ nhân viên, đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh như ngày nay của công ty.
Mặc dù vậy, chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại LVS vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, làm giảm hiệu quả của các chương trình đó. Với đề tài “Thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại CTCP chứng khoán Liên Việt”, qua việc khái quát hóa cơ sở lý luận về chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, rút ra những kết quả đã đạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó, và sau đó xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại LVS, giúp LVS xây dựng được một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được với các đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế.
Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search