|
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Trong thời đại toàn cầu hoá, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đã và đang vận động cùng với những biến đổi của nền kinh tế thế giới. Tận dụng cơ hội vượt qua thử thách là bài toán khó cần các doanh nghiệp giải quyết.
Vậy đâu là biện pháp tối ưu cho các doanh nghiệp Việt Nam? Trong hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, các nhà lãnh đạo đều hiểu rằng, yếu tố chất luợng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp họ là vấn đề sống còn tạo ra khả năng cạnh tranh lớn nhất trên thị trường. Không có đội ngũ lao động giỏi thì doanh nghiệp không thể phát triển dù công nghệ sản xuất có hiện đại đến đâu. Nhưng đội ngũ lao động giỏi không tự nhiên mà có, vì vậy đào tạo và phát triển lao động là một nhu cầu không thể thiếu được đối với bất kỳ doanh nghiệp nào và Tổng công ty Thép Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Là tổng công ty trực thuộc Bộ Công Thương, Tổng cụng ty Thép Việt Nam đang từng bước hoàn thiện mình hoà chung với guồng quay của nền kinh tế mở. Các sản phẩm của tổng công ty đã dần chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như mở rộng ra quốc tế. Để đạt được thành quả đó, không thể thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao mà công ty đã và đang bồi dưỡng. Qua quá trình thực tập tại Tổng công ty Thộp Việt nam, em nhận thấy rằng công tác đào tạo và phát triển lao động đang được tổng công ty hết sức quan tâm vì vậy em chọn đề tài:
“Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lưc tại Tổng công ty Thép Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu lý luận chung về các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn lao động.
- Nghiên cứu sâu hoạt động đào tạo và phát triển tại Tổng công ty Thộp Việt Nam.
- Tìm ra ưu điểm nhược điểm và nguyên nhân của các hoạt động đào tạo và phát triển trong Tổng công ty.
- Từ thực tế nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động đào tạo và phát triển của Tổng công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bao gồm:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nuồn nhân lực.
Các nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như: Xác định nhu cầu đào tạo; Lựa chọn đối tượng đào tạo; Xác định mục tiêu đào tạo;Xõy dựng kế hoạch và lựa chọn phương pháp đào tạo; Lựa chọn giáo viên và dự tính chi phí đào tạo; Đánh giá kết quả đào tạo.
- Phân tích các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty Thộp Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu từ thực tế hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi Tổng công ty Thộp Việt Nam, với các thông tin, số liệu thu thập được trong thời gian thực tập từ ngày 07/01/2008 đến ngày 26/04/2008.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tư duy logic.
- Phương pháp tập hợp số liệu, tổng hợp và phân tích từ lý thuyết tới thực tế
- Phương pháp quan sát, điều tra chọn mẫu các đối tượng có liên quan.
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 phần như sau:
- CHƯƠNG 1: Lý luận chung về ĐT và PTNNL trong tổ chức
- CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng công tác ĐT và PTNNl tại Tổng công ty Thép Việt Nam
- CHƯƠNG 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác ĐT và PTNNL tại Tổng công ty Thép Việt Nam
Qua đây em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Vĩnh Giang - giáo viên hướng dẫn; bác Nguyễn Văn Cảnh – Phó trưởng phòng Tổ chức lao động, người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại Tổng công ty Thép Việt Nam, cùng toàn bộ các cán bộ, chuyên viên của phòng Tổ chức lao động đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Em kính mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô giỏo giỳp em hoàn thiện bài viết này.
Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search