|
LỜI MỞ ĐẦU
Con người là vốn quý nhất của bất cứ một xã hỗi hay một tổ chức nào. Chỉ khi con người được sử dụng một cách có hiệu quả thì tổ chức ấy mới có thể hoạt động một cách vững vàng và đạt được thành công như mong đợi. Bởi lẽ con người vừa là người sáng tạo ra, vừa là người sử dụng phương tiện công nghệ để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất cho xã hội, cho doanh nghiệp và cho bản thân họ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải do ưu thế về số lượng mà là chất lượng. Vì vậy, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang trở thành vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Một chiến lược đào tạo, phát triển hợp lý sẽ phát huy được nội lực cao nhất, phát huy được khả năng sáng tạo của người lao động, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Công ty Cổ Phần May 19 có bề dày kinh nghiệm trong việc thiết kế, đo may và sản xuất các sản phẩm thuộc ngành may trong nước và xuất khẩu. Với 27 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay, công ty đã có một nguồn lực mạnh mẽ, một vị thế và uy tín trên thị trường hàng may mặc. Công ty đang có chiến lược mở rộng thị trường, muốn đạt được thì công ty phải chuẩn bị xây dựng cho mình các nguồn lực đủ mạnh; mà nguồn lực quan trọng nhất là con người, trong đó công nhân sản xuất là người quyết định trực tiếp tới nó.
Trong thời gian thực tập tại công ty, qua quá trình tìm hiểu em thấy công ty đã có những quan tâm nhất định nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót trong việc thực hiện chính sách hay quy chế,dẫn đến hiệu quả đào tạo chưa cao,công nhân học việc khi được đào tạo thành thạo ra đi rất nhiều, bên cạnh đó chất lượng công nhân kỹ thuật được đào tạo tại các phân xưởng chưa đồng đều… Vậy để trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển cho công nhân sản xuất trong công ty nhằm đạt được chiến lược đề ra và đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Em xin chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật nghề May tại công ty Cổ Phần May 19 ”
Mong rằng đề tài sẽ có những đóng góp thiết thực để công ty có thể thực hiện được phương hướng đề ra sắp tới và có chiến lược lâu dài về nguồn nhân lực của mình.
Mục đích nghiên cứu đề tài :
- Về mặt lý luận: Tìm hiểu những cơ sở lý luận về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức
- Về mặt thực tiễn : Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển công nhân sản xuất tại công ty tìm ra những ưu điểm,nhược điểm,từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này của công ty trong thời gian sắp tới (2011-2015)
Đối tượng nghiên cứu : công nhân chính, sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ Phần May 19
Phạm vi nghiên cứu :
- Không gian : Tại phân xưởng sản xuất chính : phân xưởng cắt,may II,may III,may V của công ty Cổ Phần May 19
- Thời gian : Nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2005- 2010
Phương pháp nghiên cứu :
Áp dụng hệ thống phương pháp phân tích,quan sát,phỏng vấn, tổng hợp số liệu, bảng biểu, thống kê, phương pháp bảng hỏi, khảo sát nhằm đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác này của Công ty Cổ phần May 19
Kết cấu nghiên cứu:
Đề tài gồm 3 phần :
Phần I: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển cho công nhân sản xuất trong các tổ chức
Phần II : Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển cho công nhân sản xuất chính tại công ty Cổ Phần May 19
Phần III: Giải pháp để hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển cho công nhân sản xuất chính tại công ty Cổ Phần May 19
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với hiểu biết còn hạn chế bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của các thầy cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Vân Thùy Anh, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên tại công ty Cổ Phần May 19 đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề đúng thời hạn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CHO CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TRONG CÁC TỔ CHỨC 3
1. Các khái niệm cơ bản 3
1.1. Khái niệm về công nhân kĩ thuật 3
1.2. Khái niệm về đào tạo và phát triển công nhân sản xuất 3
2. Mục tiêu, vai trò và ý nghĩa của công tác đào tạo và phát triển công nhân sản xuất 4
2.1. Tác dụng 4
2.2. Ý nghĩa. 4
3. Các phương pháp đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật 5
3.1. Đào tạo trong công việc 5
3.2. Đào tạo ngoài công việc 7
4. Nội dung của hoạt động đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật 9
4.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể 9
4.1.1 Nhu cầu đào tạo tổng thể hàng năm 9
4.1.2 Kế hoạch đào tạo và phát triển tổng thể hàng năm 10
4.2. Tiến trình xây dựng và quản lý các chương trình đào tạo và phát triển 11
4.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo 12
4.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo 13
4.2.3 Xác định đối tượng đào tạo. 14
4.2.4 Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo . 14
4.2.5. Dự tính chi phí đào tạo. 14
4.2.6. Lựa chọn người dạy và đào tạo người dạy. 15
4.2.7. Đánh giá chương trình đào tạo 15
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật 16
Phần II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CHO CÔNG NHÂN KĨ THUẬT NGHỀ MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 19 18
I. Đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển cho công nhân sản xuất. 18
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 18
2. Đặc trưng công nghệ và sản xuất sản phẩm 22
3. Đặc điểm về trình độ trang bị kỹ thuật 28
4. Đặc điểm về nguồn nhân lực 31
5. Đặc điểm về đội ngũ công nhân kỹ thuật 32
II. Phân tích tổng quát về thực trạng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật tại công ty 37
1. Tình hình đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật từ 2006 đến nay 37
2. Phân tích và đánh giá việc xác định nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển tổng thể năm 2010 42
3. Đánh giá tình hình đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo 46
4. Đánh giá về đội ngũ giáo viên 47
5. Đánh giá về các văn bản Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật hoặc Tiêu chuẩn chức danh nghề 49
6. Đánh giá về Quy chế đào tạo, quy trình đào tạo của doanh nghiệp và việc thực hiện quy chế, quy trình đào tạo 51
7. Đánh giá kết quả hoạt động đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật 53
III. Phân tích thực trạng xây dựng và quản lý các chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty 55
1. Đánh giá về việc xác định nhu cầu đào tạo 55
2. Đánh giá việc xác định mục tiêu đào tạo 56
3. Đánh giá việc xác định đối tượng đào tạo 56
4. Đánh giá việc xây dựng chương trình đào tạo 57
5. Đánh giá về việc dự trù kinh phí 58
6. Đánh giá việc lựa chọn và đào tạo giáo viên 59
7. Đánh giá chương trình đào tạo 59
IV. Phân tích thực trạng về quản lý các chương trình phát triển nghề nghiệp của công ty 60
1. Đánh giá về công tác đào tạo nâng bậc cho công nhân kỹ thuật tại công ty 60
2. Đánh giá về công tác thi tay nghề ,thi thợ giỏi cho công nhân kỹ thuật trong công ty 68
3. Đánh giá về công tác phát triển nghề nghiệp cho Công nhân kỹ thuật tại công ty 70
4. Một số tấm gương điển hình về phát triển nghề nghiệp của đội ngũ Công nhân kỹ thuật tại công ty 71
V. Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm và thuận lợi , khó khăn trong công tác đào tạo của công ty 73
Phần III. GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CHO CÔNG NHÂN KĨ THUẬT NGHỀ MAY TẠI CÔNG TY 75
1. Phương hướng phát triển của công ty. 75
1.1 Về sản xuất kinh doanh: 75
1.2. Về thị trường và khách hàng: 75
1.3. Về lao động: 75
1.4. Về đầu tư : 76
2. Một số giải pháp hoàn thiện các hoạt động quản trị nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật tại công ty 76
2.1. Nâng cao chất lượng công tác thu hút, tuyển mộ, tuyển chọn 76
2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc 77
2.3. Thù lao lao động 79
2.4. Tiến hành phân tích công việc , đánh giá và xây dựng lại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật 81
2.4.1 Về công tác phân tích công việc 81
2.4.2. Về tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật 82
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật 83
3.1. Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể của công ty 83
3.2. Xây dựng và đổi mới quy chế đào tạo và việc thực hiện quy chế trong thực tế 84
3.3 Hoàn thiện quy trình đào tạo 85
3.4 Tăng cường công tác giáo dục ý thức, tư tưởng 89
3.5 Nâng cao công tác đào tạo cho đội ngũ giáo viên 89
3.6. Nâng cao công tác đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo 89
4. Một số giải pháp cho người lao động 90
III. Kiến Nghị khác 90
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự