|
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ nhiều thập kỷ qua, các tổ chức kinh tế đã nhận thức được rằng: trong các yếu tố để phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp, của nền kinh tế thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất. Bởi lẽ con người là yếu tố động nhất, duy nhất đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp cũng như cho toàn xã hội. Chỉ có lao động của con người mới tạo ra lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải do ưu thế về số lượng mà là ở chất lượng. Vì vậy, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đang trở thành vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Điều đó đặt ra cho các nhà quản lí doanh nghiệp là làm thế nào để có những biện pháp cụ thể mang tính thực thi cao nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp của mình đứng vững và phát triển theo hướng đi lên.
Hiện nay đất nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, với những cơ hội và thách thức chưa từng có, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng. Mặt khác chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay được đánh giá là còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển của xã hội. Chính vì vậy nhu cầu đào tạo trình độ tay nghề cho người lao động càng trở nên quan trọng và cần thiết. Và thực tế cũng đã chứng minh rằng đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh.
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng nguồn nhân lực của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội, em nhận thấy công tác đào tạo nguồn nhân lực luôn luôn giữ một vai trò quan trọng và trở thành công tác thường xuyên được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, môi trường kinh doanh thay đổi…thỡ công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện để công tác đào tạo này đem lại hiệu quả thật sự, giúp công ty ngày càng phát triển. Đõy chính là lý do em đã chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này là nhằm:
- Hệ thống các vấn đề lí luận cơ bản về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Vận dụng những lí thuyết nghiên cứu được để tìm hiểu về thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội.
- Đề ra các giải pháp nhằm cải thiện các tồn tại và hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Lấy cơ sở thực tiễn quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình đào tạo và một số hoạt động khác ở Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp đa dạng như phương pháp thống kê- phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sỏnh… và thu nhập thông tin từ thực tế, lấy các sự kiện thực tế làm cơ sở và căn cứ khoa học để phân tích.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội” gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội.
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1. Khái niệm chung 4
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 4
1.1.2. Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực 4
1.2. Vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.4
1.2.1. Đối với doanh nghiệp 4
1.2.2. Đối với người lao độn 5
1.2.3. Đối với xã hội 5
1.3. Các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 6
1.3.1. Đào tạo trong công việc… 6
1.3.2. Đào tạo ngoài công việc 8
1.4. Nội dung quy trình đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 10
1.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo 10
1.4.2. Xác định mục tiêu đào tạo 11
1.4.3. Xác định đối tượng đào tạo 12
1.4.4. Xây dưng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo 12
1.4.5. Lựa chọn và đào tạo giảng viên………………… 12
1.4.6. Dự trù kinh phí 13
1.4.7. Xác định hiệu quả công tác đào tạo 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÀ NỘI 15
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 15
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 15
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 16
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 17
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nộ 18
2.2.1. Ngành nghề kinh doanh 18
2.2.2. Khả năng tài chớnh…………………… 19
2.2.3. Nguồn nhân lực 20
2.2.4. Cơ sở vật chất 22
2.2.5. Thị trường lao động 22
2.2.6. Yếu tố khác 23
2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 23
2.4. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 25
2.4.1. Thực trạng công tác xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp 26
2.4.2. Thực trạng công tác xác định mục tiêu đào tạo của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp 29
2.4.3. Thực trạng công tác xác định đối tượng đào tạo nguồn nhân lực của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 30
2.4.4. Tình hình xây dựng chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 31
2.4.5. Thực trạng công tác lực chọn đội ngũ giáo viên giảng 32
2.4.6. Tình hình sử dụng nguồn kinh phí dành cho đào tạo nguồn nhân lực của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 33
2.4.7. Đánh giá chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 35
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÀ NỘI 39
3.1. Định hướng phát triển tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội trong những năm tới 39
3.1.1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh trong những năm tới 39
3.1.2. Phương hướng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp trong những năm tới 39
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 40
3.2.1. Hoàn thiện quy trình thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực 40
3.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác đào tạo 43
3.2.3. Có biện pháp đủ mạnh để tạo động lực cho người được đào tạo 43
3.2.4. Kiến nghị 45
KẾT LUẬN…………………………………… ………………………..47
Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search