|
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 6
1.1 Khái niệm động lực trong lao động và các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động: 6
1.1.1 Khái niệm động lực trong lao động: 6
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực trong lao động: 6
1.2 Các học thuyết tạo động lực: 8
1.2.1 Nội dung của các học thuyết: 8
1.2.2 Đánh giá ưu nhược điểm của các học thuyết: 11
1.3 Mối quan hệ giữa nhu cầu lợi ích và tạo động lực: 13
1.3.1 Mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích và tao động lực: 13
1.3.2 Hiệu quả của Lợi ích mang lại trong việc tạo động lực vật chất, tinh thần cho người lao động: 13
1.4 Ý nghĩa của tạo động lực trong lao động: 14
1.4.1 Đối với tổ chức, công ty: 14
1.4.2 Đối với người lao động: 15
1.5 Các phương hướng tạo động lực trong lao động: 15
1.5.1 Mức lao động và định mức lao động: 16
1.5.2 Đánh giá thực hiện công việc: 16
1.5.3 Tổ chức nơi làm việc và bố trí lao động khoa học: 17
1.5.4 Kích thích lao động: 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TÂN HƯƠNG 22
2.1.Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Chế Biến Nông Sản Tân Hương: 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Nông Sản Tân Hương: 22
2.1.2 Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 23
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty: 23
2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: 23
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: 24
2.2.3 Sơ bộ về các công tác, hoạt động quản trị nhân lực tai công ty: 27
2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2007-2009 30
2.4 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty: 32
2.4.1 Đặc điểm nguồn nhân lực làm việc tại công ty: 32
2.4.2 Cơ cấu Lao Động Của Công Ty: 33
2.4.3 Cơ cấu trình độ lao đông của công ty: 34
2.5 Quy trình công nghệ chế biến, sản xuất sản phẩm của công ty: 34
2.5.1 Sơ đồ quy trình công nghệ: 34
2.5.2 Giải thích quy trình công nghệ chế biến nông sản thực phẩm: 35
2.5.3 Sơ đồ mô hình thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất của công ty: 37
2.6 Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới: 38
2.7 Thực trạng động lực và công tác tạo động lực tại công ty: 38
2.7.1 Chế độ, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi: 39
2.7.2 Thực trạng tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động với công tác tạo động lực trong lao động tạo công ty : 41
2.7.3 Thực trạng các chế độ phúc lợi cho người lao động với công tác tạo động lực: 44
2.7.4 Thực trạng công tác chăm lo đời sống vật chất cho người lao động tại công ty: 46
2.7.5 Thực trạng công tác tổ chức nơi làm việc và bầu không khí nơi làm việc của người lao động tại công ty: 47
2.8 Nhận xét, đánh giá chung về công tác tạo động lực cho người lao động tai công ty: 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM 49
TÂN HƯƠNG 49
3.1 Những thuận lợi, khó khăn của công ty khi thực hiện công tác tạo động lực: 49
3.1.1 Những thuận lợi khi thực hiện công tác tao động lực: 49
3.1.2 Những khó khăn khi thực hiện công tác tạo động lực: 49
3.2 Một số đề xuất nhằm nâng cao động lực lao động cho người lao động tại công ty: 50
3.2.1 Cần phải xây dưng lại công tác định mức và đánh giá thực hiện công việc tại công ty: 50
3.2.2 Cần phải xây dựng đơn giá tiền lương, đảm bảo việc làm, tiền lương và thu nhập ổn định cho người lao động: 51
3.2.3. Cần phải xây dựng công tác tuyển dụng một cách khoa học gắn với nhu cầu thực tế của công ty: 52
3.2.4 Cần xây dưng hoàn thiện công tác kỷ luật lao động, an toàn lao động và bảo hộ lao động trong công ty: 53
3.2.5 Cần nâng cao công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động tai công ty: 53
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi doanh nghiêp là một “ tế bào” của cơ thể nền kinh tế. Nền kinh tế có phát triển mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi tế bào doanh nghiệp. Đất nước ta đang đã và đang trải qua thời kỳ quá độ với muôn vàn khó khăn và thử thách, trong thời buổi nền kinh tế thế giới cũng đang khủng hoảng. Và đăc biệt sau đại hội đảng lần thứ IX với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì sự phát triển của mỗi doanh nghiêp có tầm quan trọng khá lớn trong xây dựng nên nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững.
Trong công cuộc công nghiêp hóa hiện đai hóa đất nước Đảng ta luôn khẳng định con người là vốn và là nguồn lực quan trọng nhất, do đó đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu được đầu tư phát triển mạnh trong nhưng năm qua. Ngoài ra quản trị nhân lực là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức, doanh nghiệp. Quản lí các nguồn lực khác sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức đó không quản lý tốt nguồn nhân lực. Do đó cần nghiên cứu hoạt động quan trị để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, khuyến khích họ tạo động lực cho họ là yếu tố then chốt quyết định việc thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua thực tập tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Nông Sản Thực Phẩm Tân Hương vận dụng cơ sở lý thuyết đã được trang bị trong thời gian học tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân về việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu công tác quản trị nhân lực tại công ty.
Với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: TS. Phạm Bích Ngọc và các anh các chị trong công ty, người hướng dẫn tại công ty là anh Nguyễn Tuấn Quỳnh (trưởng phòng tổ chức). Em chọn cho mình đề tài nghiên cứu là:
- “ Hoàn thiện công tác Tạo Động Lực trong lao động tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Nông Sản Thực Phẩm Tân Hương”
I. Lý do chọn đề tài:
Trong thời gian thực tập tại công ty được tiếp xúc với môi trường làm việc và các hoạt động quản trị nhân lực của công ty. Nhìn chung các hoạt động đều tốt nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề làm các nhà quản trị của công ty trăn trở nhiều năm mà chưa tìm ra hướng khắc phục giải quyết đó là:" có một bộ phận công nhân sau một thời gian làm việc từ 3 đến 6 tháng thì tự ý bỏ việc không rõ lý do". Người lao động chưa thật toàn tâm, toàn ý với công ty, chưa xem công ty là mái nhà chung, mái nhà thứ 2 mà họ gắn bó, đâu đó vẫn còn tư tưởng làm việc một cách thiếu tinh thần tự giác, tinh thần hợp tác với tổ nhóm yếu. Động lực trong lao động chưa thật cao, nếu như không muốn nói là không có. Những điều đó đã và đang là bài toán chưa có lời giải của các nhà quản trị những năm qua.
Vấn đề đặt ra ở đây là tìm nguyên nhân vì sao lại dẫn đến tình trạng đó ở một bộ phận công nhân? Nguyên nhân đến từ phía nhận thức của người lao động hay nguyên nhân đến từ phía chính cách điều hành quản lý chưa thật sự phù hợp sát xao, còn nhiều hạn chế của các nhà quản trị công ty. tìm được nguyên nhân đã là một vấn đề. Vấn đề thứ 2 đặt ra là tìm ra giải pháp phù hợp giải quyết khắc phục tình trạng đó.Làm cho người lao động hứng thú với công việc, sự phát triển đi lên của công ty gắn liền với những lợi ích của chính bản thân họ.
Theo em những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do 2 nguyên nhân:
-Thứ nhất là do người lao đông thiếu động lực trong lao động, thiếu tinh thần hợp tác gắn bó với công ty. Chưa thực sự có động lực thúc đẩy bên trong bản thân họ.
- Thứ hai công tác quản trị nhân lực tại công ty vẫn còn tồn tại những bất cập, công tác quản lý vẫn còn nhiều thiếu sót, yếu dẫn đến tình trạng trên.
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu các học thuyết về nhu cầu và tạo động lực trong lao động và tìm câu trả lời cho những câu hỏi đã làm đau đầu các nhà quản trị của công ty bấy lâu nay là: “Làm thế nào để khuyến khích người lao động làm việc hăng say, sáng tạo, gắn bó với tổ chức ?” hay “ Làm thế nào để tạo động lực cho người lao động?”
+ Thực trạng về động lực và tạo động lực cho người lao động tại công ty:
- Hiện tại động lực làm việc của người lao động tại công ty còn rất yếu biểu hiện là tinh thần làm việc, thái độ làm việc cầm chừng không tự giác với công việc, tác phong thì chậm chạp không thanh thoát đôi khi còn mang tính chất đối phó với người quản lý, giám sát.
- Công tác tạo động lực cho người lao động của công ty chưa thực sự mang lại hiệu quả. Các phong trao thi đua khen thưởng sáng tạo cải tiến kỹ thuật công nghệ chưa có, hay các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước hay ngày thành lập của công ty cũng ít được diễn ra. Chưa có phòng truyền thống của công ty trưng bầy về các thành tích đạt được của công ty trong những năm hoạt động chưa khơi dậy lòng tự hào của người lao động khi đứng trong hàng ngũ của công ty. Ngoài ra công tác khuyến khích tinh thần người lao động như tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ của các phòng ban, phân xưởng sản xuất trong công ty với nhau, hay giao lưu với các đoàn thể ở địa phương cũng ít được tổ chức. Các buổi giao lưu văn nghệ đó nếu được tổ chức thường xuyên sẽ có tác dụng giải tỏa căng thẳng khuyến khích động viên tinh thần công nhân trước khi bước vào một ngày lao động mới.
- Bên cạnh đó việc quan tâm tới đời sống vật chất, đời sống tinh thần, hoàn cảnh gia đình của người lao động cũng chưa được chú trọng thực hiện nên người lao động chưa thể tập trung tinh thần vào công việc dẫn đến tinh trạng trên và hiệu quả làm việc không cao.
+ Vai trò của động lực và tạo động lực đối với người lao động tại công ty:
Làm cho người lao động cảm thấy phấn khởi và từ đó làm việc tích cực hơn nữa tạo ra bầu không khí làm việc sôi nổi và nuôi dưỡng lòng tin của người lao động đối với tổ chức, với công ty. Tạo nên sợi dây vô hình gắn kết giữa người lao động với công ty.
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực và tạo động lực tai công ty:
Một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới động lực và tạo động lực của người lao động tại công ty đó là tổ chức công đoàn công ty mới chỉ có tổ chức đoàn thanh niên chứ chưa có tổ chức Đảng. Như chúng ta đã biết Đảng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Nhà Nước, Đảng lãnh đạo và tạo niềm tin cho nhân dân nói chung và các chi bộ cơ sở nói riêng. Thiếu tổ chức Đảng nên công tác chăm lo về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần cho người lao động cũng không thể đảm bảo được và việc phổ biến các chính sách đường lối của Đảng không thể đến với người lao động được tầm nhận thức thế giới quan sẽ kém ý thức không cao nên công tác tạo động lực cho người lao động chưa thật sự mang lại hiệu quả.
Công tác chi trả lương đôi khi còn chậm, người lao động nhiều thời điểm còn thiếu việc làm hay việc làm không ổn định cũng là yếu tố ảnh hương tới động lực lao động.
Môi trường làm việc nhà xưởng màu sơn, bố trí nơi làm việc chưa hợp lý để tạo cảm giác thoải mái cho người lao động khi làm việc. Nhận thức của người lao động cũng là một yếu tố quan trong để xây dựng nên một chương trình tao động lực mang lai hiệu quả bởi trong công ty vẫn có một bộ phận người lao động nhận thức còn kém. Mục đích nghiên cứu của đề tài là tạo động lực cho người lao động hứng thú với công việc, phát huy hết khả năng của họ vào trong công việc mang lại lợi ích cao nhất có thể cho tổ chức, công ty.
III. Đưa ra đề xuất:
+ Về phía công ty cần đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần, cũng như các biện pháp khuyến khích người lao động tạo động lực cho họ thúc đẩy họ làm việc. Xây dựng tổ chức công đoàn, tổ chức Đảng hoạt động có hiệu quả, tổ chức lại nơi làm việc, tăng cường công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động tạo động lực cho người lao động. Xây dựng khung đánh giá kết quả thực hiện công việc và thực hiện tốt hơn. Ngoài ra cần làm tốt hơn nữa về khâu tuyển dụng công nhân nhằm lựa chọn được những người có tư chất đạo đức tốt vào làm tại công ty. Thưởng phạt phân minh kịp thời răn đe, phạt nặng những người vi phạm nội quy, thưởng cho nhưng người hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tác. Đồng thời nâng cao công tác quản trị con người trong tổ chức. Xây dưng một khung kỷ luật lao động, nội quy lao động chặt chẽ đưa người lao đông vào nề nếp khuôn khổ tác phong công nghiệp.
+ Về phía người lao động thì cần nâng cao hiểu biết và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để thực hiện công việc tốt hơn. Nâng cao tinh thần hợp tác gắn bó với tổ chức với công ty.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng tập trung vào những vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu, phạm vi là trong phạm vi Công Ty Cổ Phần Chế Biến Nông Sản Thực Phẩm Tân Hương. Sử dụng các phương pháp khảo sát, đánh giá, điều tra và trực tiếp phỏng vấn, tiếp xúc với người lao động với độ ngũ cán bộ công nhân viên của công ty nhằm nắm được những thực trạng đang tồn tại đồng thời đưa ra các giải pháp đề xuất khả thi kip thời áp dụng vào thực tế công ty.
V. Số liệu: là các bảng biểu, số liệu được lấy ở Phòng Tổ Chức Hành Chính , Phòng Kỹ Thuật- KCS và Phòng Tài Chính Kế Toán. Được sử lí tính toán cắt lọc các số liệu cần thiết nhất cho bài báo cáo.
Kết cấu đề tài: bao gồm ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu và mục lục ra thì đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận của vấn đề tạo động lực cho người lao động:
Chương 2 : Thực trạng động lực và hoạt động tạo động lực trong lao động tại công ty Cổ Phần Chế Biến Nông Sản Tân Hương.
Chương 3 : Một số đề xuất nhằm nâng cao động lực lao động cho người lao động tại công ty Cổ Phần Chế Biến Nông Sản Tân Hương.
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự