|
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì các doanh nghiệp Nhà nước nổi lên là một bộ phận quan trọng, là chỗ dựa để kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Thông qua nó, Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Trong khi đó một số doanh nghiệp Nhà nước còn có nhiều tiêu cực, làm ăn không có hiệu quả và thua lỗ. Vì vậy một yêu cầu đặt ra là phải làm sao để các doanh nghiệp Nhà nước - các doanh nghiệp nắm giữ các ngành, các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế có thể phát triển một cách vững mạnh và thực sự trở thành một lực lượng vật chất hùng mạnh.
Để có thể đứng vững và phát huy vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước phải làm ăn thật sự hiệu quả mà trước hết là phải quản lý, sử dụng tốt các nguồn đầu vào. Do đó việc quản lý tốt tiền lương, thu nhập - một trong những chi phí đầu vào là hết sức cần thiết, làm sao để sử dụng hiệu quả nhất chi phí tiền lương, phát huy được vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương.
Trong thời gian vừa qua vấn đề quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù đã được nhiều nhà quản lý, nghiên cứu đề cập đến nhưng do tiền lương một mặt là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, mặt khác tiền lương trong cơ chế thị trường vẫn là một vấn đề mới nên việc đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nó có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, khai thác các khả năng tiềm tàng từ mỗi người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ Vụ Tiền lương - Tiền công - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Phạm Đức Thành, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba phần chính như sau:
Phần I: Ý nghĩa của việc hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Phần II: Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Phần III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Tôi đã cố gắng trình bày vấn đề một cách khái quát và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp và do kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý để tôi có thể nắm bắt vấn đề toàn diện hơn nữa và vững vàng hơn, hoàn thiện hơn trong những lần viết sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
KẾT LUẬN
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước đã đặt các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh phải cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Để theo kịp cơ chế thị trường và để xứng đáng với vị trí chính trị của mình, các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới, hoàn thiện từng bước những tồn tại của cơ chế cũ để lại. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập là một trong những nội dung quan trọng nhất. Tuy nhiên, qua thực tế quản lý tiền lương được phân tích ở trên, ta có thể thấy được những nổi cộm trong thực trạng quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực sự quan tâm tới công tác lao động, tiền lương cũng như nhà nước vẫn chưa có một cơ chế quản lý thực sự hợp lý trong khi đó tiền lương là sự khuyến khích vật chất to lớn đối với người lao động, là đòn bẩy kinh tế quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Vấn đề giải quyết tiền lương ở Việt Nam cũng như có một cơ chế quản lý phù hợp hiện nay là rất cấp bách, nhưng làm gì và làm như thế nào là những câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, và chúng ta là một nước đi lên từ điểm xuất phát thấp do đó việc học hỏi kinh nghiệp của các nước đi trước, đặc biệt là những nước NIC, Trung Quốc, Nhật Bản có những đặc điểm về nguồn lực con người tương đối giống chúng ta để đề ra những bước đi đúng đắn trong việc trả lương cho người lao động và phát triển nguồn lực lao động của đất nước là rất quan trọng. Do đó, cần có sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành theo sự chỉ đạo của nà nước và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế mới có thể có được một hệ thống chính sách tiền lương phù hợp và hiệu quả.
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự