Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên có quyền đầy đủ

    Ngày tham gia
    Aug 2014
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    34
    Tài liệu đã gửi
    29
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    77,894
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    Xây dựng bảng lương, những chú ý cần biết và biểu mẫu





    Xây dựng bảng lương, những chú ý cần biết và biểu mẫu
    Trước hết, giới nhân sự chúng ta cần xem xét một số khái niệm cơ bản liên quan tới bảng lương:
    1. Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân cùng nghề khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau.
    2. Hệ số mức lương: chỉ rõ rằng lao động của công nhân bậc nào đó phải được trả cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần.
    3. Bội số thang lương: là sự so sánh giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất trong một thang lương, hay nói cách khác mức lương công nhân bậc cao nhất cao gấp mấy lần bậc thấp nhất (bậc 1)
    4. Mức lương: là số lương tiền tệ được quy định để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) được nhập vào bảng lương công nhân phù hợp với các hệ số trong thang lương.
    5. Bảng lương: cũng như thang lương có số bậc và hệ số lương nhưng áp dụng chủ yếu cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong doanh nghiệp, cho một số công việc mà mức độ thành thạo và hơn nữa là chủ yếu dựa vào yếu tố thâm niên.
    Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu về một số qui định nhà nước trong Nghị định 49/2013/NĐ-CP, cách xây dựng bảng lương đã được qui định rõ rang như sau:
    1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng bảng lương đối với những đối tượng nhất định.

    2. Bội số thang lương: là sự so sánh giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất trong một thang lương, hay nói cách khác mức lương công nhân bậc cao nhất cao gấp mấy lần bậc thấp nhất (bậc 1)

    3. Mức lương thấp nhất trong công việc.

    a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

    b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

    c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

    4. Khi xây dựng bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không được phân biệt, đối xử với bất kì ai trong tổ chức, từ nam nữ, thời gian công việc, màu da, quê quán….
    .
    5. Xây dựng bảng lương phải được định kỳ rà soát để chỉnh sửa, bổ sung them bớt cho phù hợp với điều kiện thực tế của tình hình hiện tại trong doanh nghiệp. Không nên quá gò bó, cứng nhắc, máy móc.

    6. Khi xây dựng hoặc chỉnh sửa, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức và đại diện của tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai với tất cả mọi người trong tổ chức.
    File đính kèm - Download, tải tài liệu tại đây
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+