Theo mình nghĩ công việc của một HR hay headhunt đều cần xuất phát từ niềm đam mê cũng như những kinh nghiệm, kỹ năng vốn có cũng như khả năng tiếp thu từ cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè mà bản thân mình tiếp thu được và khả năng truyền đạt đến với mọi người xung quanh.
Giữa HR và Headhunt đều có chung một mối liên kết đó là làm việc với CON NGƯỜI. Nếu như bạn không yêu thích công việc hàng ngày của mình với vai trò của một HR hay một Headhunt thì cũng rất bất tiện. Do đó với HR thì thiên về nhiều yếu tố hơn về mặt thủ tục như BHXH, BHYT, BHTN, Chế độ, chính sách, và lương thưởng v.v...
Ở vai trò của HR bạn có thể có nhiều cơ hội để tiếp xúc hơn về mặt giấy tờ, thủ tục và đòi hỏi cập nhật các vấn đề về luật, chế độ. chỉnh sách, Ở HR được học hỏi nhiều hơn và một điều cực kỳ quan trọng là HR phải là người nắm rõ TÂM LÝ của người lao động và cả chủ doanh nghiệp. Có sự cân nhắc trong những quyết định để làm hài lòng mọi người. Tất nhiên, sẽ có những trường hợp nhân sự thiên về chủ DN, làm lợi cho DN vì họ nghĩ đó là trách nhiệm của một HR. Nhưng theo mình nghĩ hiểu được NLD, chủ DN là cả một quá trình để mình nâng cao kỹ năng cũng như tạo đượ niềm tin nơi Chủ DN và NLD.
Là một Headhunt bạn cũng hoàn toàn liên quan đến con người. Về mức độ thì Headhunt cần tạo mối quan hệ rộng khắp và khả năng thuyết phục ứng viên tốt hơn. Áp lực doanh số cũng như sự thành công trong một dự án cũng còn tùy thuộc vào đối tượng bạn hunt.
Câu nói của NTD là câu hỏi mở để xem phản ứng của ứng viên như thế nào? Bạn có thật sự phù hợp với vị trí của bạn hay không?... Điều này tùy thuộc vào tư duy, khả năng cũng như những đúc kết của bạn trong vai trò của HR hay Headhunt.
Sự thành công trong quá trình chuyển đổi từ HR sang Headhunt hay ngược lại còn tùy thuộc vào khả năng, sự thích ứng với môi trường làm việc - nơi bạn sẽ làm việc sắp tới.
Còn ý kiến của Mr. Lâm như thế nào khi trả lời cảu của NTD nhỉ? Share cho mọi người biết nhé. Tks