Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên có quyền đầy đủ

    Ngày tham gia
    Jan 2013
    Bài viết
    329
    Tài liệu đã gửi
    263
    Tài liệu được mua
    361
    Tài liệu đã mua
    2
    Mã số thành viên
    43,060
    Tài khoản hiện có
    6,097 Xu

    Nghe sếp doanh nghiệp kể chuyện phỏng vấn khó ứng viên





    Omer Shai – giám đốc marketing của công ty phát triển website Wix.com cho biết anh không phải là nhà tuyển dụng theo phương pháp truyền thống.

    “Tôi tin tưởng Phòng Nhân sự luôn thu nhặt những cá nhân sáng tạo, đột phá và nhiệt huyết nhất, nhưng tôi thấy mình vẫn cần đích thân tham gia vào quá trình tuyển dụng”, Shai cho biết.


    Omer Shai – giám đốc marketing của công ty phát triển website Wix.com.

    “Nhân viên là bộ phận lèo lái công ty, và tôi muốn đảm bảo những nhân tố mới vào là phù hợp với bộ phận của tôi, hào hứng trước những khó khăn và xử lý những quãng thời gian gập ghềnh mà một công ty mới thành lập thường gặp phải mà không mất bình tĩnh”, anh cho biết.

    Khi được hỏi về những điều anh thường phỏng vấn ứng viên để xác định họ có phù hợp với công ty không, anh đã tiết lộ 5 câu hỏi “khác người” mà anh hay dùng.

    1. Ném bóng về phía sân của ứng viên
    “Câu hỏi đầu tiên lúc nào cũng là ‘Bạn có muốn hỏi tôi điều gì không?'”, Shai nói.
    “Khi họ đã đến được buổi phỏng vấn của chúng tôi rồi, những câu hỏi phỏng vấn truyền thống là không cần thiết nữa. Tôi muốn xem ứng viên của chúng tôi tò mò thế nào, họ đã tìm hiểu về công ty chưa, và khả năng phản ứng trước một câu hỏi bất thường không hay gặp trong các buổi phỏng vấn chuẩn mực”.

    2. Kiểm tra những nghi vấn về tính cách của ứng viên

    Shai kể có lần anh phỏng vấn một ứng viên có vẻ khá rụt rè, và đây không phải là tính cách phù hợp với đội ngũ mà anh đang xây dựng.

    Vậy nên anh yêu cầu ứng viên quát mắng mình hết mức có thể.
    Ban đầu, anh ta có vẻ lưỡng lự, nhưng sau đó quyết định thực hiện điều Shai yêu cầu.

    “Mặc dù nhận định của tôi về anh ta là đúng, nhưng những nghi ngại của tôi là sai, vì tôi nhận thấy khi bị dồn ép, anh tay không dễ bị dọa nạt và lép vế, đây là điều tôi lo lắng nhất”. Shai nói.

    3. Làm ứng viên cảm thấy thoải mái
    “Thỉnh thoảng tôi dẫn các ứng viên lên tầng thượng ngồi nói chuyện hay ăn sáng cùng họ trong buổi phỏng vấn”, Shai kể.

    “Trong không khí thoải mái nhất, tôi muốn biết họ sẽ hành động ra sao”.
    Họ có dễ hòa hợp không? Họ có thể làm việc trong môi trường không bình thường không? Họ có thể vẫn tập trung khi ngồi ở một nơi ồn ào, náo nhiệt?

    “Đó là những yêu cầu tối quan trọng đối với những người vào nhóm Wix”, anh nói.
    “Nên đánh giá họ ngay từ đầu là điều quan trọng”.

    4. Đánh giá cơ chế phòng thủ của họ
    “Khi phỏng vấn một ứng viên người nước ngoài, tôi muốn xem cách họ xoay xở trước một môi trường Israel cởi mở”, Shai nói.

    Ví dụ, anh nói một câu bông đùa mà người Israel thường trêu nhau để xem ứng viên có tự ái không, hoặc hỏi một câu cá nhân để xem người trả lời có nhân cơ hội đó để chia sẻ nhiều hơn về bản thân.

    Cách một người phản ứng trước những tình huống không thoải mái tiết lộ rất nhiều về tính cách của họ và khả năng hòa nhập vào một nền văn hóa mới.

    5. Xác định các điểm mạnh của ứng viên

    Có rất nhiều cách để kiểm tra các thế mạnh của ứng viên, nhưng Shai dùng một cách khá lạ lùng.

    “Bản thân là một fan thể thao nên tôi hỏi các ứng viên những câu hỏi trong lĩnh vực này, kiểu như ‘Bạn hâm mộ cầu thủ nào nhất trong đội bóng bầu dục LA Lakers?’, câu trả lời của họ sẽ giúp tôi hiểu họ đề cao phẩm chất nào nhất”.

    Với một ứng viên khác, Shai muốn kiểm tra khả năng tập trung của cô ấy, nên trong lúc cô ấy làm bài kiểm tra viết, anh liên tiếp hỏi cô những câu hỏi băng quơ.
    “Lắng nghe câu trả lời và quan sát phản ứng của họ, tôi hiểu thêm nhiều điều về những con người này”.

    “Thực ra mọi người không cần chuẩn bị gì hay lo lắng khi tham dự những buổi phỏng vấn của tôi”, Shai khẳng định.

    “Mục đích cuối cùng của tôi là xem xem ứng cử viên đó có phù hợp với công ty và có tiềm năng để vươn lên không mà thôi”, anh kết luận.

    Theo Business Insider
    bizlive.vn/
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+