Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Vi pham

    Ngày tham gia
    Aug 2014
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    264
    Tài liệu đã gửi
    219
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    77,968
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    Sai lầm lớn khi đổi nghề





    Bạn đang “ngán đến tận cổ” công việc hiện tại, hoặc đã “hết chịu nổi” công việc mà bạn vừa trải qua, hay không hứng thú với công việc mà bạn sắp sửa bước chân vào. Dù bạn đang ở tình huống nào, thì đây cũng có thể là lúc bạn tính đổi nghề.


    Khi đối mặt với chuyện đổi nghề, nhiều người chật vật không biết làm thế nào để có được sự thay đổi thành công. Thậm chí, một số người còn vấp phải những sai lầm không đáng có.

    Nếu bạn đang tính chuyện chuyển nghề, dưới đây là 3 sai lầm mà bạn nên hết sức tránh:

    1. Loay hoay không biết làm gì

    Đây chính là sai lầm phổ biến nhất đối với những người muốn chuyển nghề, thường diễn ra ở thời điểm bắt đầu của quá trình thay đổi. Sai lầm này diễn ra như sau:

    Trong đầu bạn xuất hiện một ý tưởng nghề nghiệp hấp dẫn, chẳng hạn trở thành một kiến trúc sư. Ban đầu, bạn cảm thấy tràn đầy lạc quan và hy vọng về tương lai của mình, tưởng tượng mình sẽ thiết kế ra những công trình tuyệt vời. Bạn hạnh phúc hình dung ra tất cả mọi khía cạnh thú vị của nghề kiến trúc.

    Nhưng ngay sau đó, sự hoài nghi bắt đầu xuất hiện. Bạn bắt đầu tự hỏi nghề này có hợp với mình. Bạn nhớ lại rằng ông bác làm nghề kiến trúc sư của mình thường xuyên phàn nàn về công việc. Và bạn chưa bao giờ giỏi vẽ.

    Và cuối cùng, bạn thở dài gạch bỏ khả năng lựa chọn nghề kiến trúc. Tuần sau đó, bạn lại bắt đầu một quy trình tương tự với một công việc mới.

    Những “triệu chứng” cho thấy bạn không biết chọn nghề nào cho hợp là sự bực mình và bối rối về hướng đi nghề nghiệp. Ngoài ra, hầu hết bạn chỉ tưởng tượng về công việc trong đầu chứ chưa có bất kỳ hành động cụ thể nào trong thế giới thực.

    Giải pháp để thoát khỏi tình trạng này là bạn thôi tưởng tượng, bắt đầu nói chuyện với mọi người và thử nghiệm những ý tưởng của bạn trong thế giới thực. Hãy cho bản thân một cơ hội để làm sáng tỏ nhiều nhất có thể về việc cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ như thế nào trong nghề nghiệp mới mà bạn đang xem xét.

    Bằng cách này, bạn sẽ hiểu chính xác hơn về việc liệu mình có đi đúng hướng hay không. Thêm vào đó, bằng cách kết nối với mọi người trong lĩnh vực mà bạn đang quan tâm, bạn sẽ thiết lập cho mình được một hệ thống các mối quan hệ cho công việc mới.

    2. Lẫn lộn giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

    Bạn sẽ làm gì khi bạn muốn từ bỏ nghề hiện tại và chuyển sang ? Hầu hết mọi người khi rơi vào tình huống này đều cảm thấy bối rối. Họ biết là mình muốn thực hiện một thay đổi lớn hơn trong nghề nghiệp, nhưng cũng hiểu rằng mình không thể ngay lập tức nhảy sang một lĩnh vực mới.

    Xét cho cùng, việc chuyển nghề phải mất một thời gian. Có thể bạn sẽ phải đi học trở lại, làm việc ở vị trí thấp để lấy kinh nghiệm, hoặc nếm trải những thách thức lớn nếu tự đứng ra kinh doanh.

    Khi đối mặt với một khoảng thời gian không hề ngắn mà việc chuyển nghề đòi hỏi, bạn có thể tự hỏi mình có nên từ bỏ giấc mơ vì mọi chuyện không diễn ra như ý muốn. Câu trả lời dành cho bạn là “không”.

    Chuyển nghề đồng nghĩa với việc bạn nên tiến tới từ bỏ công việc hiện tại và xây dựng một nghề nghiệp mới như hai nhiệm vụ riêng rẽ. Trước hết, nếu bạn đã mất công việc cũ, hãy xử lý mục tiêu ngắn hạn là tìm một công việc mới phù hợp với bạn. Sau đó, giải quyết mục tiêu dài hạn là tiến tới thay đổi đường đi nghề nghiệp của bạn.

    3. Rơi vào bẫy bi quan

    Không phải ai cũng có thể lạc quan mọi lúc mọi nơi, nhưng nếu bạn nhận thấy mình đang bi quan về tương lai của bản thân, thì đã đến lúc có một vài điểm bạn cần phải lưu ý. Những ý nghĩ bi quan có ảnh hưởng không tốt tới hành động của bạn.

    Nếu bạn liên tục nghĩ: “Sẽ không có ai nhận mình”, bạn sẽ chẳng buồn tính đến chuyện đi xin việc.

    Có hai tín hiệu chính đáng cảnh báo cho thấy cách nghĩ đang ảnh hưởng tới sự tiến bộ của bạn. Thứ nhất, bạn cảm thấy nản chí, mắc kẹt và tuyệt vọng. Thứ hai, bạn không thực hiện hành động để hướng tới mục tiêu.

    Việc bạn cần làm lúc này là dừng lại và lưu ý những gì mà mình đang nghĩ. Hãy viết ra giấy những ý nghĩ đang diễn ra trong đầu bạn và nghĩ xem, những ý nghĩ đó đang ảnh hưởng ra sao tới cảm giác và hành đồng của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ bớt bị ám ảnh bởi lối suy nghĩ không có lợi.

    Tiếp theo, hãy cố gắng tìm ra một phương diện nào đó giúp bạn cảm thấy có nhiều sức mạnh và động lực phấn đấu hơn. Bạn có thể thay đổi suy nghĩ của mình từ chỗ “mình không có đủ kinh nghiệp cho công việc này” sang “mình có thể học cách để làm công việc này”. Hãy chọn một cách nghĩ tốt hơn mà bạn thực sự tin tưởng, rồi tìm ra những bằng chứng cho thấy cách nghĩ mới này là thực tế.

    Bạn hoàn toàn có thể đổi nghề, nhưng điều đó đòi hỏi bạn phải có sự sẵn sàng để thử nghiệm những điều mới, sự kiên nhẫn và một cái nhìn tích cực. Nghe có vẻ như đây là một sự đòi hỏi cao, nhưng hãy nhớ rằng, những lợi ích của một nghề nghiệp mới, phù hợp hơn với bạn là xứng đáng với sự đòi hỏi đó.
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+