Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Vi pham

    Ngày tham gia
    Aug 2014
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    264
    Tài liệu đã gửi
    219
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    77,968
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    Lãnh đạo doanh nghiệp Việt - chất lượng đào tạo Đại học Việt Nam





    Chúng ta biết rằng muốn trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi chúng ta cần có một số tố chất và kỹ năng nhất định. Những tố chất đó, có thể bẩm sinh tự có đối với, nhưng với đa phần còn lại thì thường phải trải qua quá trinh học tập rèn luyện mới có được. Trường học nói chung, trường đại học nói riêng chính là môi trường giúp hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương lai.

    Khi nói đến các tố chất lãnh đạo, người ta hay nhắc đến:

    - Khả năng tư duy độc lập, sáng tạo.
    - sự hiểu biết và tinh thần học hỏi.
    - Tầm nhìn
    - Sự tự tin, quyết đoán
    - Tính kiên trì, sự kiên đinh
    - Sự công tâm, công bằng
    - Biết thừa nhận sai lầm
    - Niềm đam mê trong công việc
    - Khả năng đương đầu với những cam go và đôi khi cả tinh thần mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro.
    Khi nói đến kỹ năng lãnh đạo người ta hay nhắc đến:

    - Kỹ năng quản lý bản thân
    - Kỹ năng thích ứng
    - Kỹ năng xác định mục tiêu và lập kế hoạch
    - Kỹ năng giải quyết vấn đề
    - Kỹ năng giao tiếp
    - Kỹ năng truyền đạt thông tin
    - Kỹ năng truyền cảm hứng, tạo động lực
    - Kỹ năng lãnh đạo nhóm
    - Kỹ năng lắng nghe
    Tùy vào vị trí lãnh đạo, tùy đặc điểm ngành nghề và tính chất công việc, tầm quan trọng của mỗi tố chất, mỗi kỹ năng có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung thì một cá nhân có càng nhiều tố chất và kỹ năng tốt (như trên) thì khă năng trở thành các nhà lãnh đạo giỏi càng cao.

    Vậy, câu hỏi đặt ra là: Các trường đại học cần đào tạo theo phương thức nào để giúp phát triển những tố chất và kỹ năng cần thiết cho các nhà lãnh đạo trong tương lai?



    Trở lại mô hình đào tạo kiểu truyền thống trước đây: học sinh từ bậc phổ thông phải học theo hình thức nhồi nhét kiến thức, mọi thứ đã được định sẵn như những khuôn mẫu cần phải tuân theo. Bước vào đại học, sinh viên được học theo lối thuyết giảng một chiều: thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò chép khiến người học đơn thuần chấp nhận kiến thức truyền đạt từ người dạy như một sự áp đặt cứng nhắc. Cách đào tạo đó không những hạn hẹp về kiến thức mà còn làm giảm tính chủ động, không giúp hình thành kỹ năng mà còn làm mất đi khả năng tư duy sáng tạo độc lập của người học. Vì vậy, thực tế những nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt có được những tố chất, kỹ năng cần thiết, hầu hết xuất phát từ cái vốn có của bản thân và từ sự phấn đấu vươn lên học hỏi, tự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình tiếp cận thực tế nhiều hơn là từ kết quả đào tạo của các trường đại học.

    Cho nên, nếu các trường đại học thay đổi phương thức đào tạo, từ quan điểm cho đến giảng dạy cũng như cách thức tổ chức đào tạo, thì sẽ khơi dật tiềm năng đồng thời rút ngắn quán trình ohast triển các tố chất xây và kỹ năng lãnh đạo cho người học. Các khía cạnh cần quan tâm thay đổi bao gồm sau:

    - Về quan điểm, trước hết nhà trường cần đào tạo được bầu không khí tự do tư duy khoa học, xây dựng môi trường học tập sáng tạo cho sinh viên, thực sự xem sinh viên là chủ thể của quá trình ”học”.

    - Về nội dung đào tạo, cần đa dạng hóa khối kiên thức để người học có quyền chọn lựa theo sở thích, sở trường của từng cá nhân. Cần đặt chuẩn đầu ra toàn diện chứ không chỉ bó hẹp trong kiến thức chuyên môn. Chuẩn đầu ra cần hội đủ bốn yếu tố: Tư duy, kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó, bên cạnh kiến thức làm nền tảng phát triển tư duy đặc biệt là khả năng tư duy phản biện, chính là yếu tố quyết định cho sự hình thành một số tố chất lãnh đạo quan trọng. Huấn luyện kỹ năng và rèn luyện thái độ là yêu cầu không thể nào thiếu để tạo nền tảng thành công cho các nhà lãnh đạp doanh nghiệp ở thế kỷ 21.

    - Về phương pháp giảng dạy, cần xóa bỏ lối dạy theo kiểu nhồi nhét và áp đặt kiến thức từ thầy sang trò. Thay vào đó là các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm lôi cuốn người học cùng tham gia giải quyết vấn đề, cùng tìm kiến thức, được tự do phản biện, tạo sự tương tác cao giữa người học và người dạy. Trên cơ sở đó, người học mới có cơ sở tốt để phát triển khả năng tưu duym sáng tạo độc lập, nhatyj bén trong việc giải quyết các vấn đề đồng thời phát triển tốt các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này. Nhờ đó, quá trình hình thành và phát triển những tố chất và kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống sau này. Nhờ đó, quá trình hình thành và phát triển những tố chất và kỹ năng quan trọng cho các nhà lãnh đạo cho tương lai sẽ được rút ngắn và bền vững hơn.

    - Về tổ chức đào tạo, cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết kế lớp học sao cho có thể áp dụng hiệu quả các phương pháp giảng dạy tích cực; cần tạo sự nhất quán trong tất cả các hoạt động nhằm hướng đến chuẩn đầu ra toàn diện; và cần gắn kết với thực tiến trong suốt quá trình đào tạo tại trường.

    Sưu tầm.
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+