|
Dear ACE
Do bên công ty mình năm nay muốn triển khai chương trình nhận sinh viên thực tập trong vài tháng nên có ACE nào đã triển khai mô hình này thì xin nhờ tư vấn các việc sau nhé:
1/ Sinh viên thực tập chưa được xem là người lao động chính thức nên phải chăng sẽ khg chịu ràng buộc bởi Luật lao động?
2/ Khi nhận thực tập, về Luật có yêu cầu các chế độ bắt buộc nào đối với công ty như phải tham gia bảo hiểm tai nạn, trợ cấp thực tập cho các bạn Sinh viên, v.v?
3/ Theo mình hiểu thì Thỏa thuận thực tập (Internship agreement) khi được ký giữa công ty & sinh viên thì mang tính chat chủ yếu là rang buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ mỗi bên chứ sẽ không có giá trị tuong đương hợp đồng lao động?
4/ Những góp ý, chia sẻ kinh nghiệm khác về việc nhạn SV thực tập: nếu có từ các ACE di trước
Chân thành cảm ơn trước sự chia sẻ của mọi ngừoi
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự
M có các ý kiến như sau:
1/ Sinh viên thực tập “không phải” là người lao động chính thức nên không chịu ràng buộc bởi Luật Lao Động.
2/ Hai bên ràng buộc bởi Thỏa Thuận Thực Tập (Internship Agreement) chủ yếu là ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ mỗi bên trong thời gian sinh viên được nhận thực tập.
3/ Thỏa Thuận Thực Tập này là một “Thỏa Thuận có điều kiện” của công ty đối với sinh viên được nhận vào thực tập tại công ty:
Thí dụ như công ty chỉ nhận sinh viên:
Đi thực tập tốt nghiệp đại học với thời gian xác định (thường không quá 3 tháng)
Được sự giới thiệu và bảo lãnh của trường đại học của sinh viên thực tập (thông qua Giấy giới thiệu thực tập)
Có kết quả học tập tốt trong các năm học (thông qua Giấy chứng nhận kết quả học tập của nhà trường)
4/ Thỏa Thuận Thực Tập không phải là HĐ Lao Động nên công ty không bị ràng buộc bởi các điều khoản của Luật Lao động, vì vậy công ty Ngân không có trách nhiệm mua BH tai nạn cho sinh viên. Tuy nhiên, sinh viên khi làm việc vẫn phải tuân thủ theo sự quản lý, điều động và các quy định của công ty đề ra (như một số các điều khoản trong nội quy lao động như thời giờ làm việc, an toàn lao động, cam kết bảo mật thông tin..v..v..)
Phía nhà trường (đơn vị bảo lãnh sinh viên) đã có trách nhiệm này trong thời gian sinh viên đi thực tập vì hiện nay học sinh, sinh viên cũng là đối tượng phải mua BH Y Tế bắt buộc theo Luật BH Y Tế.
5/ Thông thường, hầu hết các sinh viên đều rất happy khi “được” các doanh nghiệp nhận thực tập nên sinh viên hay nhà trường đều không đặt vấn đề được trả thù lao hay trợ cấp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp rất tốt - họ có chính sách thực tập rõ ràng và trả một khoản tiền gọi là “trợ cấp thực tập/ tháng” cho sinh viên. Sinh viên cũng được chấm công như nhân viên bình thường và phải thực hiện tốt các công việc được công ty phân công, tất cả đều được ghi rõ trong Thỏa Thuận Thực Tập.
Mong nhận thêm các ý kiến đóng góp khác của các ACE.
Chúc các ACE một ngày làm việc thật vui nhé.
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự