Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Vi pham

    Ngày tham gia
    Aug 2014
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    264
    Tài liệu đã gửi
    219
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    77,968
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    Có thể bạn biết thừa - Cách phòng tránh những rủi ro khi nhảy việc





    Năm vừa qua của các bạn như thế nào? Công việc lặp đi lặp lại nhàm chán? Nhiều đồng nghiệp đã dứt áo ra đi? Bạn phải kiêm nhiệm công việc của quá nhiều người? Lương không tăng, thưởng tết cũng bị cắt giảm?... Nếu như bạn đang quá chán ngán với công việc hiện tại và có ý định “nhảy việc" thì bạn nên thận trọng cân nhắc bởi rất có thể bạn sẽ mắc phải một trong những sai lầm ...

    1. Suy nghĩ kỹ trước khi có ý định “đứng núi này trông núi nọ”

    Kinh tế khó khăn, buôn bán khó khăn, và công ty nào cũng có cái khó của nó. Nếu như bạn có ý định tìm một công việc mới phù hợp với khả năng, sở thích, hay bạn có "ước mơ" về những chế độ đãi ngộ tốt hơn vị trí hiện tại thì hãy suy nghĩ thật kỹ. Trong năm vừa qua, không ít người đã thôi việc về tự kinh doanh, “nhảy” việc sang các công ty khác... nhưng sau đó cũng không ít người đã phải thở dài, tiếc nuối do không tìm hiểu kỹ thị trường cũng như Công ty mới. Tất nhiên, ai cũng phải có lúc sai lầm, nhưng đây thực sự là bài học lớn cho những ai đang có ý định "nhảy việc" và là lúc nhìn lại của những người đã "nhảy việc" để có bước chuẩn bị tốt hơn cho năm mới 2014.

    2. Lập kế hoạch cụ thể về công việc

    Để tránh gặp phải rủi ro khi thay đổi công việc, trước hết bạn cần biết bản thân mình đang mong muốn một công việc như thế nào? Bạn có thể làm tốt những công việc nào và khoanh vùng những công việc đó lại. Ví dụ như: Bạn muốn làm một phóng viên, tuy nhiên bạn cũng có thể khám phá thêm một số công việc khác: biên tập viên, công tác viên…. Làm sao để bạn có thật nhiều sự lựa chọn càng tốt.

    Sau đó, bạn cần phải có một kế hoach hoàn chỉnh, chi tiết về công việc bạn mong muốn. Kế hoạch của bạn càng chi tiết thì bạn càng ít gặp khó khăn và có nhiều cơ hội công việc hơn, ví dụ như: Khả năng thăng tiến trong công việc này thế nào? Liệu đây có phải là điểm dừng chân lý tưởng cho bạn hay không? Bạn có thể trở thành người như thế nào sau một năm, hai năm ...? Bạn sẽ có được điều gì từ công việc, từ những mối quan hệ, từ con người ở Công ty mới?...

    3. Tham khảo những người xung quanh

    Tham khảo những người đã "nhảy việc", những người bạn quen tại công ty mới hay những người biết về công ty mà bạn định "nhảy sang". Cách này không mới nhưng lại là cách áp dụng hiệu quả. Họ sẽ có những thông tin bổ ích rất có lợi và tạo động lực cho bạn. Hãy hỏi họ sự lo lắng của họ là gì và họ giải quyết nó như thế nào khi nhảy việc. Họ bình luận và đưa ra lời khuyên tốt cho bạn.

    Tham khảo đồng nghiệp cũng không phải là một ý kiến tồi trong giai đoạn này. Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ là chìa khóa giúp bạn chống lại rủi ro khi thay đổi công viêc. Đối với những người không ưa bạn, họ sẽ muốn “đẩy” bạn đi nơi khác càng sớm càng tốt. Còn nếu bạn chọn cách nói chuyện với những đồng nghiệp “lão luyện” trong nghề, đã từng thay đổi công việc, thì bạn sẽ có được những lời khuyên hữu ích. Họ sẽ cho bạn những thông tin có lợi khi bạn chuyển sang công việc mới hoặc chỉ ra cho bạn thấy công việc nào là phù hợp với tính cách, con người bạn. Nếu như, họ đã từng thay đổi công việc thì bạn hãy tìm hiểu họ lo lắng gì khi thay đổi công việc và cách họ giải quyết nó như thế nào. Từ đó, bạn sẽ có môt cái nhìn tổng quan về những thuận lợi cũng như những rủi ro mà bạn sẽ gặp phải khi thay đổi công việc mới.

    Bạn nên nhớ, nói chuyện, giao lưu với nhiều thế hệ tiền bối, bạn sẽ có được nhiều lời khuyên bổ ích và cuối cùng có được sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân, hạn chế được rủi ro.

    Tham khảo từ người thân cũng là một việc nên làm, tại sao ư, đôi khi bạn cứ mãi mê đi tìm kiếm kinh nghiệm từ bên ngoài mà quên rằng những người thân trong gia đình bạn cũng chính là một kho kinh nghiệm mà bạn có tìm hiểu, phân tích cả đời cũng không thể hết được. Bạn hãy khám phá “kho kinh nghiêm” bằng cách nói chuyện với cha mẹ hoặc anh, chị đã thay đổi thành công trong nghề nghiệp. Họ đã cố gắng thế nào để có được thành công như hôm nay? Từ đó, bạn tìm ra mô hình cũng như công việc phù hợp với bản thận bạn.

    4. Khám phá năng lực của bản thân

    Không chỉ tham khảo mọi người, bạn cần phải biết nắm bắt cơ hội và sử dụng trực giác của mình để nhận thấy bạn có nên nhảy việc hay không? Nhảy việc vào thời điểm này, với bạn, có phù hợp hay không?

    Nếu bạn thấy công việc hiện tại không mang lại một cuộc sống tốt cho bản thân bạn, hay nó quá căng thẳng, bị chèn ép và buộc phải kết thúc thì bạn nên thay đổi công việc. Tuy nhiên, khi thay đổi, bạn cần đánh giá lại năng lực của bản thân, "Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng" .

    5. Mục tiêu phấn đấu

    Khi lập bất cứ kế hoạch nào, muốn thành công, cũng cần phải có mục tiêu để hướng đến, có các bước triển khai, có thước đo để đánh giá... "Nhảy việc" cũng vậy, trước khi tìm đến các bước triển khai, các công cụ hay số liệu để đánh giá,... bạn phải xác định được mục tiêu của bạn là gì: bạn muốn một mức lương cao hơn, môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, dễ dàng thăng tiến hơn,... hay chỉ cần phù hợp với ngành nghề mình được đào tạo? Khi bạn xác định được, mục tiêu trung hạn, dài hạn, nội dung nào cần đạt được trước, cái nào có thể thực hiện sau, bạn sẽ có những bước đi phù hợp trên con đường mà bạn lựa chọn. Nếu không xác định được cái nào trước, cái nào sau hoặc cái nào quan trọng nhất bạn sẽ có thể gặp rủi ro. Vì vậy, xác định được mục tiêu chính là một trong những bước đi tiên quyết giúp bạn chống lại rủi ro một cách hiệu quả.

    Trên đây là những cách giúp bạn hiểu về bạn hơn và để sự lựa chọn nghề nghiệp làm thay đổi cuộc sống của bạn. Đồng thời, nó giúp bạn phòng chống rủi ro khi nhảy việc một cách hiệu quả.

    St.
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+