|
Topic
Em là một thành viên mới toanh đang tập tành nghề quản lý nhân sự. Vào đây mong học hỏi từ các anh chị.
Em có 1 trường hợp nhờ các anh chị tư vấn giúp. Công ty em tuyển 1 số nhân viên quản lý dự án cho khách hàng, ngồi ở trụ sở của khách hàng. Nay khách hàng đóng cửa nên phải cho các nhân viên này nghỉ việc. Trong số đó có 1 người đang mang thai. Cho em hỏi trong trường hợp này công ty phải đền bù những gì ngoài khoản trợ cấp mất việc như quy định. Nhân viên này đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn và đã làm việc 2 năm.
Trả lời:
# Theo quy định của BLLĐ điều 111 thì người sử dụng lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao dộng đối với lao động nữ có thai.
Trường hợp này, doanh nghiệp đã ký HĐLĐ k xác định thời hạn với ng này và đồng thời biệt phái ng này đi làm vc ở 1 công ty của khách hàng, nhưng trên danh nghĩa thì ng này vẫn thuộc danh sách lao động định biên của Doanh nghiệp trên.
Khi công ty này đóng cửa (theo mình hiểu là ngừng hoạt động) thì doanh nghiệp trên phải có trách nhiệm bố trí công vc mới cho ng này.
Theo câu hỏi ở trên thì doanh nghiệp đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đối với lao động này. cho nên phải doanh nghiệp này phải nhận ng lao động này trở lại làm việc và phải bồi thường 1 khoản tiền tương ứng với số tiền lương trong những ngày ng lao động này nghỉ việc (Thời gian để tính bồi thường bắt đầu từ ngày nghỉ việc).
nếu ng lao động k muốn quay trở lại doanh nghiệp này làm việc thì ngoài khoản tiền trên doanh nghiệp còn phải trợ cấp mỗi năm làm việc là 1 nửa tháng lương + phụ cấp ( nếu có)
# 1. Công ty vẫn hoạt động bình thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trái pháp luật.
Căn cứ vào điều 41-Bộ Luật Lao Động sửa đổi bổ sung năm 2002,
“1. Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có)”.
Ø Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc thì ngoài khoản tiền được bồi thường tại khoản 1 đoạn này , người lao động được trợ cấp theo quy định tại điều 42 của Bộ luật Lao động: số tiền trợ cấp thôi việc là ½ tháng lương/01 năm làm việc đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên.
Ø “Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền được bồi thường tại khoản 1 đoạn này , trợ cấp theo quy định tại điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp động lao động”
2. Theo hợp đồng lao động của Chị có ghi rõ trợ cấp thôi việc là 1tháng lương /01 năm làm việc. Như vậy công ty đã thỏa thuận với Chị trên mức Luật Lao động qui định thì Chị nên căn cứ vào hợp đồng đã ký để yêu cầu Công ty giải quyết trợ cấp.
Nếu NLĐ có tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) thì thời gian được nghỉ hộ sản theo qui định là 04 tháng (đối với người lao độnglàm việc trong điều kiện lao động bình thường), bao gồm thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con. Trong thời gian này, cơ quan BHXH sẽ chi trả cho NLĐ 100% tiền lương (mức lương HĐLĐ tham gia BHXH) và được trợ cấp thêm 02 tháng tiền lương tối thiểu.
Nếu không tiến hành tham gia đóng BHXH thì công ty có trách nhiệm chi trả cho chị về khoản tiền trợ cấp BHXH .
3. Những người nhân viên khác sẽ giải quyết theo 02 trường hợp sau:
Căn cứ vào Điều 17-BLLĐ hiện hành:
Ø Đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên, công ty có trách nhiệm phân công hoặc đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới, nếu không giải quyết được chỗ làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc bằng 01 tháng lương nhưng thấp nhất cũng bằng 02 tháng lương.
Ø Trường hợp người lao động không đồng ý tiếp tục làm công việc mới mà xin thôi việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc, 1 năm bằng ½ tháng lương theo đều 42 BLLĐ.
# Chào bạn,
Đối với các vấn đề bạn đề cập mình có chút ý kiến thế này:
Về chấm dứt hợp đồng lao động:
Theo quy đinh tại Điều 36 Bộ Luật Lao động thì hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:
“1- Hết hạn hợp đồng;
2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
3- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;
4- Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án;
5- Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án.”
Căn cứ vào quy định trên, khi Hợp đồng lao động hết hạn mà các Bên không có thỏa thuận về việc gia hạn Hợp đồng hoặc giao kết Hợp đồng lao động mới thì Hợp đồng lao động hết hạn và quan hệ lao động giữa các Bên sẽ chấm dứt. Việc có gia hạn Hợp đồng hay ký tiếp Hợp đồng lao động mới phải dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất giữa các Bên. Do đó, khi Hợp đồng lao động hết hạn, người sử dụng lao động có quyền chấm dứt quan hệ lao động (không gia hạn Hợp đồng hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mới với người lao động), ngay cả đối với lao động nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Theo thông tin bạn cung cấp thì Hợp đồng lao động đến tháng 7 sẽ chấm dứt. Như vậy, nếu Công ty bạn làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi vào thời điểm hợp đồng lao động đã hết thời hạn được xác định là không trái quy định của pháp luật.
Sau khi chấm dứt HĐLĐ công ty làm đầy đủ các thủ tục và chế độ cho người lao động.
Mình cũng xin mạnh dạn tư vấn thêm một phương án khác như sau:
Để lao động có thời gian nghỉ ngơi khi mang thai hoặc đi tìm kiếm công việc mới, công ty bạn có thể thoả thuận với người lao động chấm dứt hợp đồng ngay lập tức và trả toàn bộ lương cho tới thời điểm kết thúc hợp đồng. Như thế mình nghĩ được cả đôi đường cho người lao động và người sử dụng lao động. Trong trường hợp này nhớ làm Thoả thuận chấm dứt HĐLĐ.
Chú ý: Nếu làm theo sếp để đến tháng 10 khi đó bạn phải ký hợp đồng mới hoặc hợp đồng sẽ đương nhiên là không thời hạn và như vậy việc cho nghỉ là hoàn toàn trái luật.
# VKo thể QĐ như vậy được đâu. Theo luật, Cty bạn ko thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ với nhân viên vì nhân viên đó đang mang thai. Nhưng nếu HĐLĐ đến ngày hết hạn mà công ty không muốn ký lại HĐ thì HĐLĐ đương nhiên chấm dứt vào ngày hết hạn thôi. Tất nhiên bạn phải làm cho đúng thủ tục, nếu cho nghỉ luôn khi họ nghỉ đẻ thì cty bạn lại vi phạm pháp luật vì khi đó cô ấy đã đang làm việc với thời hạn mới của cty bạn rồi ( HĐLĐ mới đã có tác dụng 3 tháng : từ tháng 7 đến tháng 10).
Nếu bạn làm đúng thì bồi thường thì chắc là ko nhưng trợ cấp thì có thể có, cụ thể tùy theo chính sách và viêc thực hiện đóng BH của cty của bạn thôi: cty có chính sách gì hỗ trợ những trường hợp này không? Có thỏa thuận nào trong thỏa ước LĐTT có liên quan đến vđề này ko? Cty có đóng BHTN cho nhân viên ko? HĐLĐ của cô ấy thời hạn là bao lâu? Cô ấy đã làm việc ở cty bạn bao lâu rồi, bạn phải đưa rõ thông tin cụ thể thì mới có thể giúp bạn được.
Thực ra theo luật thì ko có vđề gì nhưng theo mình nếu có thể tạo điều kiện cho người ta làm việc thì nên tạo điều kiện và trao đổi rõ ràng với nhân viên đó để họ cố gắng khắc phục và học hỏi để làm tốt hơn. Họ làm việc chưa tốt có thể là do ảnh hưởng của việc bầu bì, như vậy thì cty cũng nên thông cảm. Làm nhân sự mình cũng không nên cứng nhắc quá mà nên linh hoạt một chút, nên cố gắng giải quyết theo hướng "nhân" trước, giải quyết theo "sự" vụ sau, phải ko bạn? smile.gif Có gắng thuyết phục Giám đốc nhé bạn. Chúc bạn thành công.
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự