Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Vi pham

    Ngày tham gia
    Aug 2014
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    264
    Tài liệu đã gửi
    219
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    77,968
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    đánh giá thành tích – một cái nhìn mới





    Đánh giá nhân sự hay cụ thể là đánh giá thành tích của nhân viên trong công ty là một công việc vô cùng quan trọng của một giám đốc nhân sự, một nhà quản lý. “Đánh giá đúng và đủ” thành tích mà một nhân viên làm được sẽ là công cụ để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, tạo sự công bằng trong công ty của bạn; và cũng là cơ sở cho công tác “đãi ngộ”, “đào tạo và phát triển” sau này của doanh nghiệp. Vậy “đánh giá thành tích là gì” và “nhà quản trị cần những gì để đánh giá thành tích tốt?”. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được hai câu hỏi trên:

    A. Đánh giá thành tích là gì

    Đánh giá thành tích là việc đánh giá một cách có hệ thống và chính thức về tình hình thực hiện công việc của người lao động so với các tiêu chuẩn đã được đề ra và thảo luận, phản hồi sự đánh giá đó với người lao động.

    B. Nhà quản trị cần những gì để đánh giá thành tích tốt

    + Để đánh giá thành tích tốt, đầu tiên cần có hệ thống đánh giá thành tích tốt.

    Một hệ thống đánh giá thành tích tốt cần đảm bảo các yếu tố:

    1. Gắn với chiến lược: Các thành tích phải phù hợp với mục tiêu chiến lược. Cụ thể, một nhân viên làm việc trong bộ phận tài chính, mục tiêu của bộ phận tài chính là kiểm soát tốt dòng tiền và đảm bảo không bị thiếu hụt và thất thoát ngân sách. Trong bộ phận có 1 nhân viên đoạt giải nhất thế giới về ... thể thao. Thì thành tích này không thể được xem xét để đánh giá thành tích trong doanh nghiệp.

    2. Phù hợp: Vị trí nào thì thành tích đó.

    3. Tin cậy: Hệ thống đánh giá công bằng, đáng tin và công tâm.

    4. Khả năng chấp nhận: Khả năng chấp nhận của người được đánh giá cũng như các đối tượng liên quan.

    5. Cụ thể: Mục tiêu, phương pháp, tiêu chí đánh giá... phải cụ thể, rõ ràng, đong đo đến được.

    + Có quy trình và phương pháp tốt

    Quy trình và phương pháp đánh giá cần rõ ràng và áp dụng đồng nhất trong các cuộc đánh giá cũng như cho tất cả các đối tượng đánh giá (cùng nhóm).

    + Có kế hoạch xử lý các thắc mắc và chống đối tốt

    Trong quá trình đánh giá, chắc chắn nhà quản trị sẽ nhận được những phản hồi không tích cực, có thể chính thức hoặc không chính thức. Do đó, trước khi triển khai đánh giá thành tích, cần xác định rõ các phương án, kế hoạch để thỏa mãn nhất các thắc mắc của nhân viên.

    + Có trao đổi thông tin và quyết định sau đánh giá;

    Điều này nghe có vẻ mặc nhiên, nhưng trên thực tế không phải cuộc đánh giá nào cũng có kết luận cho người được đánh giá. Chúng ta cần tránh điều này vì rất dễ gây ức chế cho người được đánh giá và khiến các đàm tiếu ngày càng lớn.

    + Có theo dõi các quá trình tiến bộ hoặc không tiến bộ của nhân viên

    Về bản chất của đánh giá thành tích là giúp nhân viên cải thiện hành vi để đạt được mục tiêu công việc, từ đó đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức, do đó quá trình đánh giá và theo dõi nhân viên cần liên tục và định kỳ. Quá trình theo dõi và đánh giá này sẽ giúp nhà quản trị nhận thấy được những vấn đề nhanh và chính xác nhất về kiến thức, kỹ năng, khả năng, thái độ làm việc của nhân viên, từ đó có những biện pháp chính xác và kịp thời nhất để điều chỉnh hành vi.

    Như vậy, với 5 yếu tố trên, nhà quản trị cần chuẩn bị thật tốt để có thể quản trị tốt thành tích.

    St.
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+