Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên có quyền đầy đủ

    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    99
    Tài liệu đã gửi
    88
    Tài liệu được mua
    8
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    38,270
    Tài khoản hiện có
    40 Xu

    Đánh giá nhân viên qua bài kiểm tra tính cách: Đúng hay sai?





    Hiện nay, các nhà tuyển dụng thường sử dụng bài kiểm tra tính cách để đánh giá xem ứng viên có hội đủ các phẩm chất cần thiết cho vị trí tuyển dụng hay không. Liệu phương pháp này có đem lại kết quả chuẩn xác?



    Vẫn biết khả năng và thái độ lao động của mỗi cá nhân đều khác nhau, có người làm việc rất chăm chỉ, tạo ra nhiều sản phẩm, có người thì không. Để đánh giá một cách có hệ thống lý do gây nên sự khác biệt này, mãi đến tận Thế chiến thứ nhất, khi ngành quản lý nhân sự và phân tích tâm lý phát triển, người ta mới tìm ra cách thực hiện.

    Các nhà tuyển dụng cho rằng thành quả lao động khác nhau ở mỗi người cơ bản là do tính cách cá nhân. Bên cạnh đó, yếu tố khác không kém phần quan trọng là khuynh hướng phản hồi của mỗi cá nhân đối với các tình huống khác nhau. Từ những năm 1950, các nhà quản lý nhân sự đã cố gắng đánh giá một cách có hệ thống và chính xác ứng viên cho vị trí cần tuyển dụng hoặc đề bạt thăng tiến. Sears, Roebuck và Standard Oil of California là hai công ty tiên phong trong việc nghiên cứu và xây dựng nhiều biện pháp kiểm tra nhân sự. Công ty Procter & Gamble còn phát triển hệ thống đánh giá riêng, giúp dự đoán tiềm năng phát triển của mỗi ứng viên ngay từ đầu, xem ai có khả năng vươn lên vị trí hàng đầu công ty.

    Thay vì đánh giá năng lực làm việc, thông qua cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường nghiên cứu tính cách ứng viên bằng nhiều câu hỏi về cuộc sống gia đình, hoạt động xã hội và kinh nghiệm sống của họ. Tập đoàn General Electric nổi tiếng về hệ thống đánh giá tâm lý nhân viên theo từng bậc trong quá trình sàng lọc nhân sự để đào tạo họ thành nhà quản lý. Các chuyên viên tâm lý và giám đốc nhân sự được mời phối hợp thiết kế hệ thống kiểm tra này. Bắt đầu từ năm 1954, khoảng 63% công ty lớn đã sử dụng các bài kiểm tra khi tuyển dụng nhân sự. Có tới 25% công ty dùng kết quả đánh giá tính cách trước khi quyết định đề bạt một nhân viên nào đó vào vị trí quản lý.

    Một số chuyên viên tâm lý nghi ngờ tính chính xác của việc dự đoán khả năng cống hiến cho nhân viên thông qua kiểm tra tính cách. Đến đầu những năm 1960, các nhà nghiên cứu nhất trí rằng tính cách không phải là căn cứ chính xác để đánh giá năng lực lao động. Trong vòng một thập niên tiếp theo, những bài kiểm tra tính cách nhân sự dần dần không còn được sử dụng.

    Tuy nhiên, vào những năm 1990, các cuộc nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của tính cách tới hiệu quả công việc lại thu hút sự quan tâm của giới quản lý nhân sự. Dựa trên những biện pháp mới, các nghiên cứu này phát hiện ra thiếu sót của những bài kiểm tra đánh giá tính cách trước đây. Theo các nghiên cứu, điểm chính yếu quyết định sự thành công trong sự nghiệp của mỗi người chính là sự tận tâm. Nhiều dạng bài kiểm tra khác nhau đã được thiết lập, tùy theo đặc trưng của từng công việc. Không chỉ đánh giá tính cách của ứng viên, thông qua kết quả kiểm tra, nhà tuyển dụng còn có thể xem xét khả năng hòa hợp của ứng viên với văn hóa công ty mình.

    Đã tưởng có thể yên tâm với những biện pháp đánh giá nhân sự mới, nhưng sau nhiều cuộc nghiên cứu tâm lý nhân sự, nhóm tác giả Frederick P. Morgeson, Michael A. Campion, Robert L. Diboye, John R. Hollenback, Kevin Murphy và Neal Schmitt đã xuất bản quyển sách Nghiên cứu lại tính chính xác của việc đánh giá nhân sự thông qua bài kiểm tra. Theo đó, kết quả kiểm tra thường không chính xác vì phần lớn ứng viên không hoàn toàn trung thực khi trả lời bảng câu hỏi. Họ chọn các đáp án mà theo họ phù hợp với yêu cầu công việc.

    Cuối cùng, sau những quan niệm thay đổi liên tục từ năm 1960 đến nay, đã có mối liên hệ thật sự nào giữa tính cách và hiệu quả lao động? Liệu các bài kiểm tra tính cách có thật sự chính xác? Câu trả lời thích hợp nhất hiện nay có lẽ là: Hãy đánh giá ứng viên ở mọi khía cạnh có thể, đừng chỉ tập trung vào tính cách của họ!


    Hai câu chuyện dành cho nhà quản lý

    Tiêu chuẩn chọn người của Trang Tử

    Việc chọn người rất quan trọng. Chọn đúng người thì kết quả công việc sẽ tốt đẹp, lợi ích kinh tế sẽ tăng, chọn người sai thì hậu quả sẽ khôn lường. Trang Tử là một bậc hiền tài, một nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu đề ra tiêu chuẩn chọn người như sau:

    - Cho người ở xa để xem lòng trung.
    - Cho người ở gần để xem lòng kính.
    - Sai người làm việc để xem cái tài.
    - Hỏi người lúc vội vàng để xem cái trí.
    - Hẹn người ngặt ngày để xem đức tín.
    - Cho người tiền để xem liêm nhân.
    - Giao cho người việc nguy để dò khí tiết.
    - Cho người đánh chén say sưa để tường bản lĩnh.
    - Dùng thưởng, phạt để rõ tâm can của người.

    Ngày nay, trải qua bao biến động xã hội mà thuyết chọn người của Trang Tử không hề lỗi thời. Các tiêu chí chọn người nói trên có thể giúp ích cho người tuyển chọn nhân viên và cả cho người đi tìm việc.

    Câu chuyện về chiếc đinh

    Có một chiếc đinh đã bị gỉ ló ra trên cánh cửa ra vào của một căn nhà. Vào buổi sớm, có một người đi ngang qua cửa nhưng không nhìn thấy đinh (không nhận thức thấy vấn đề), may mà không chạm vào cây đinh. Người thứ hai đi ngang qua nhìn thấy đinh (nhận biết được vấn đề) nhưng cứ thản nhiên đi, coi như không hề biết. Người thứ ba nhìn thấy đinh và nghĩ rằng nếu ai đó đi qua không nhìn thấy mà va vào chắc sẽ bị trầy xước (nhận thấy sự cấp thiết phải giải quyết vấn đề).

    Tuy nhiên, do bận công việc, người này nghĩ rằng thế nào cũng có người đến sau nhìn thấy và nhổ nó đi. Người thứ tư đi qua cửa, phát hiện ra cây đinh và nghĩ rằng may mà nhìn thấy sớm, chứ không người đến sau sẽ va phải chiếc đinh vì sơ ý. Ông ta vội nhổ cây đinh và bỏ vào thùng rác (nhận thấy sự cấp thiết phải giải quyết vấn đề và hành động ngay).

    Câu chuyện này cho thấy rằng việc phát hiện và nhận thức được sự cấp thiết của một vấn đề xảy ra là chưa đủ. Phải thực hiện ngay hành động nhằm khắc phục nó thì mới giải quyết tận gốc rễ của vấn đề.

    TÂM AN


    Theo BÍCH THỦY
    Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+