Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Đang ở
    HCM city
    Bài viết
    94
    Tài liệu đã gửi
    94
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    74,804
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    Đào tạo với sự hỗ trợ của trò chơi





    Khi nhắc tới đào tạo, chúng ta thường liên tưởng tới ngay đào tạo theo cách truyền thống và phổ biến. Đó là một người giảng dạy ở trên, các học viên ở dưới. Tuy là cách phổ biến nhưng nó được đánh giá là không tạo ra được nhiều sự đột biến cho việc đào tạo và phát triển nhân viên. Vì vậy những người giảng dạy sẽ lồng một vài trò chơi vào trong bài giảng của mình. Điều này sẽ giúp cho các học viên có tâm lý thoải mái hơn khi tiếp thu. Ngoài ra còn tạo cho lớp học vui nhộn và sinh động; sẽ làm cho học viên có thêm hứng thú và động lực để hoàn thành khóa đào tạo. Tất nhiên việc áp dụng trò chơi vào không hề đơn giản tí nào. Việc này cần phải dựa vào kinh nghiệm đứng lớp đào tạo của người giảng dạy. Vừa giảng dạy kiến thức chuyên môn, và vừa tổ chức trò chơi để ăn nhập vào nội dung bài học là điều không tưởng. Phải "lèo lái" ra sao để mọi người hòa đồng và thoải mái, chấp nhận trò chơi; cũng như tạo môi trường giảng dạy lúc đó phải vui vẻ, mới có thể thấy được mặt tích cực của việc tổ chức trò chơi.

    Có rất nhiều trò chơi khác nhau như: trò giới thiệu về bản thân là khá phổ biến, trò nhập vai giải quyết tình huống, trò chơi giải ô chữ, trò chia nhóm ra để cho đấu với nhau,.... Rất nhiều thể loại cũng như rất nhiều biến tấu của trò chơi để người giảng dạy có thể áp dụng. Còn mục tiêu cơ bản nhất của việc tổ chức trò chơi là tạo sự thoải mái, vui vẻ trong lúc học; tạo được sự linh hoạt, sinh động trong bài giảng; và giúp mọi người dễ tiếp thu hơn. Ngoài ra có những trò chơi chủ yếu dùng để cải thiện sự tự tin cho học viên.

    Ví dụ như trò buộc mắt học viên, cho đi từ đầu cho tới cuối lớp học. Học viên sẽ sợ hãi vì phải đụng phải chướng ngại vật là bàn ghế. Người giảng dạy sẽ chỉ đạo âm thầm cho mọi người kéo bàn ghế nhẹ nhàng tránh đường. Khi học viên bị buộc mắt đã hoàn thành nhiệm vụ và khi cởi ra sẽ rất bất ngờ. Mục tiêu của trò chơi là đưa ra cho mọi người thấy chướng ngại vật đều ở trong tâm của mọi người. Khi làm việc gì, hay được giao nhiệm vụ gì thì mọi người lại sợ. Nỗi sợ ấy chính là chướng ngại trong tâm của mọi người mà mỗi người chúng ta tưởng tượng ra thêm. Vì vậy khi làm việc thì phải bắt tay làm ngay và không vì những chướng ngại tưởng tượng như vậy, mà làm ảnh hưởng tới con đường công danh của chúng ta được. Ngoài ra, còn có nhiều trò thú vị khác như: thinking outside the box, giải ô chữ, trò đố chữ. Còn có trò chia nhóm để hát cùng lúc những bài hát khác nhau. Sau đó cho mọi người hát chung với nhau, và người đào tạo phải giúp cho mọi người nhận ra được điều cốt yếu. Chính là một tập thể đoàn kết sẽ lợi hại hơn nhiều cá nhân xuất sắc mà cô độc. Nhưng phải nhớ việc sử dụng trò chơi chỉ có thể hỗ trợ cho việc học, đào tạo. Chứ đừng nên lạm dụng quá kẻo lớp học cứ như khu vui chơi. Học thì ít, chơi thì nhiều. Kiến thức không vô được bao nhiêu, mà thái độ thì cứ ăn chơi thoải mái.

    Có thể thấy rằng việc áp dụng trò chơi vào trong khóa đào tạo rất có ích cho học viên. Và việc sử dụng trò chơi ở múc độ vừa phải, không nên lạm dụng quá. Nếu được như vậy không những giúp cho học viên dễ tiếp thu kiến thức, mà còn giúp cho họ có thêm thái độ và sự hứng thú với khóa học. Và sau nữa là đã một phần góp phần vào trong công việc đào tạo thêm phần hiệu quả.

    Nguồn: ensoat.blogspot.com
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+