Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên có quyền đầy đủ

    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    99
    Tài liệu đã gửi
    88
    Tài liệu được mua
    8
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    38,270
    Tài khoản hiện có
    40 Xu

    Trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc





    Tôi mới được giao thêm nhiệm vụ phụ trách mảng pháp chế của công ty do cán bộ nhân sự của công ty tôi nghỉ đẻ. Công việc phát sinh một số vấn đề nên tôi rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Cụ thể như sau:

    1. Trợ cấp thất nghiệp

    Công ty tôi đa phần là các nhân viên lâu năm nên đều đã ký hợp đồng lao động không thời hạn. Hợp đồng cuối cùng mà các nhân viên cũ được ký là từ năm 2008 với mức lương đăng ký với cơ quan bảo hiểm. Ví dụ lương trong hợp đồng lao động không thời hạn của tôi là 1.050.000 vnđ/tháng( không có bất kỳ phụ cấp gì) nhưng thực chất lương tháng của tôi thời điểm đó là 3.200.000. Đến nay vẫn chưa ký hợp đồng lại nhưng công ty đã tăng mức đóng bảo hiểm lên là 1.450.000/tháng còn lương thực tế tôi nhận là 6.500.000 ( các nhân viên khác lương trên hợp đồng cũng như tôi nhưng thực tế nhận được thì tùy từng vị trí ).

    Vấn đề là ở chỗ, khi nhân viên nghỉ việc, công ty giải quyết chế độ là mỗi năm được 01 tháng lương đóng bảo hiểm. VD: Anh Nguyễn Văn A làm việc từ ngày 1/1/2004 đến ngày 31/12/2010 được 7 năm, mức lương thực tế nhận được trước khi nghỉ việc là 7.000.000/tháng, nhưng công ty giải quyết tiền trợ cấp là: 7 x 1.450.000 = 10.150.000
    Công ty tôi giải quyết như thế có đúng không? Vì theo tôi tìm hiểu thì: Tại Điều 42 Bộ luật lao động quy định như sau: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có”
    Như vậy,đâu là mức lương làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc? 1.450.000 ( mức lương đóng BHXH) hay 7.000.000 ( mức lương thực tế của anh A)

    Vì theo hướng dẫn của luật thì mức trợ cấp của người này sẽ tính là: [5(năm)x mức lương trước khi nghỉ việc kèm phụ cấp]/2

    Thời gian còn lại ( từ năm 2009 à lúc nghỉ ) làm việc với cơ quan BHXH để hưởng bảo hiểm thất nghiệp)

    2. Trợ cấp mất việc làm

    Trong trường hợp thời gian hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực, nhưng bên sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không trả trợ cấp mất việc làm cho nhân viên ( họ lấy lí do là do nhân viên không đáp ứng được yêu cầu của công ty, hoặc không đạt doanh số đề ra ( đối với nhân viên kinh doanh. Theo tôi được biết thì chỉ khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng, hoặc người lao động vi phạm nội quy, quy chế của công ty, bị công ty buộc thôi việc thì họ mới không được hưởng quyền lợi gì.

    Luật sư vui lòng cho tôi biết công ty tôi giải quyết như thế có đúng không? Vì hiện nay tôi phải làm công tác này, công ty đang tiến hành chấm dứt hợp đồng với 3 lao động lâu năm tại công ty, công ty chỉ giải quyết chế độ như tôi đã nêu ở phần 1 và bị họ kêu quá trời luôn, họ còn đòi sẽ mời luật sư đến để làm việc.

    Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư.

    Xin chân thành cảm ơn.


    Trả lời:


    Chào bạn!
    Điều 12 của Nghị định39/2003/NĐ-CP ngày 18-4-2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm và Thông tư39/2009/TT-BLĐTBXH ngày 18-11-2009 của Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Điều 12 của Nghị định39/2003/NĐ-CP ngày 18-4-2003 của Chính phủ thì mức trợ cấp việc làm được tính như sau:

    Tiền trợ cấp mất việc làm = Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm x tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm x 01.

    Trong đó:

    Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm (được tính theo năm) được xác định là tổng thời gian người lao động người lao động làm việc liên tục cho người sử dụng lao động đó được tính từ khi bắt đầu làm việc đến khi người lao động bị mất việc làm, trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 41 của Nghị định127/2008/MĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

    Trường hợp tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc làm dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau: dưới 1 tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm; từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành 6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng ½ (nửa) tháng lương; Từ đủ 6 tháng trở lên được làm tròn thành 1 năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1 tháng lương.

    Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề của người lao động trước khi bị mất việc làm, bao gồm: tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

    Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật mà chúng tôi vừa nêu ở trên thì mức trợ cấp việc làm cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên thấp nhất bằng 2 tháng lương, trừ trường hợp thời gian để tính trợ cấp mất việc làm của người lao động làm dưới 1 tháng.

    Chúc bạn thành công!

    Nguồn: http://danluat.thuvienphapluat.vn/tr...50.aspx#128751
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+