Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên có quyền đầy đủ

    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    99
    Tài liệu đã gửi
    88
    Tài liệu được mua
    8
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    38,270
    Tài khoản hiện có
    40 Xu

    Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp khi nhân viên gặp tai nạn tử vong (ngoài giờ làm việc)





    Kính chào các anh chị luật sư, luật gia,
    Tôi có một vài băn khoăn mong muốn nhờ các anh, chị tư vấn. Tình huống như sau:

    Chị gái tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân chuyên về thương mại, xây dựng và tổ chức sự kiện.

    Vừa rồi, công ty chị tôi thực hiện một chương trình sự kiện cho một tỉnh miền núi phía Bắc. Chương trình diễn ra tốt đẹp. Trước khi trở về công ty, để thưởng cho công nhân đã vất vả hoàn thành tốt công việc, ngoài thưởng tiền, công ty tổ chức cho anh chị em thợ đi thư giãn câu cá và tắm suối. Đây là hoạt động ngoài giờ làm việc.

    Nhưng không may, có một người công nhân bơi vào vùng nước xoáy, anh ta đã giơ tay cứu nhưng một người thợ cùng công ty do đeo kính nhìn không rõ nên tưởng là đùa và bơi vào bờ. Thế là người công nhân kia bị chết đuối.

    Người công nhân này mới vào làm nên công ty chưa kịp tiến hành đóng bảo hiểm lao động, tai nạn....

    Đại diện cho công ty, chị tôi đã thuê thợ lặn để tìm vớt xác, đồng thời cho thuê xe về quê của người công nhân đó đón người nhà lên nhận xác và chở cả gia đình người bị nạn, cùng anh em công nhân đưa người xấu số về quê. Cùng gia đình mai táng cho người công nhân đó.

    Tất cả các chi phí thuê người vớt xác, thuê ô tô chuyên chở 2 chiều là 50 triệu và công ty hỗ trợ thêm 10tr cho gia đình nạn nhân.

    Xin các anh chị luật sư cho biết:
    - Những trách nhiệm pháp lý (nếu có) mà đại diện công ty là chị tôi có liên quan?
    - Ngoài số tiền đã bỏ ra lo chi phí mai táng, hỗ trợ một phần, công ty của chị tôi có phải bồi thường gì nữa không? (Nghe chừng gia đình nạn nhân chê khoản tiền 10tr trợ giúp là ít, mà không biết rằng thực tế công ty đã phải bỏ ra 60 triệu để lo việc này)

    Chân thành cảm ơn các anh chị đã đọc và mong nhận được lời tư vấn của các anh, chị.


    Trả lời:


    Sự cố tai nạn đúng là một rủi ro đáng tiếc và nằm ngoài ý muốn của những người trong cuộc. Trong vụ việc này, việc đầu tiên là cần xác định sự cố gây chết người này có phải là tai nạn lao động theo quy định của pháp luật lao động hay không.

    Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động năm 1994, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Thông tư liên tịch số14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 h*ướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động có hướng dẫn về tai nạn lao động như sau (tại mục 2.1 Phần I Quy định chung):

    a) Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn th*ương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dư*ỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc.

    b) Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với Người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.

    Như vậy, từ việc phân tích các dữ kiện bạn đưa trong phần câu hỏi trên cơ sở các quy định pháp luật nêu trên, đặc biệt chú ý vào những cụm từ được tô đậm mô tả sự tương ứng giữa các quy định và dữ kiện, ta có thể khẳng định sự cố tai nạn này là tai nạn lao động gây tử vong. Khi tai nạn lao động xảy ra, Công ty cần phải thực hiện một số công việc, thủ tục được quy định tại Thông tư liên tịch nêu trên. Bạn bấm chuột vào số hiệu văn bản để tham khảo thêm. Chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH. Bạn bấm chuột vào số hiệu văn bản để xem chi tiết.

    Trân trọng.

    #2: Chân thành cảm ơn anh quoctranllc đã trả lời rất cặn kẽ và chi tiết. Ngoài ra cung cấp cho tôi đường link đến những văn bản có liên quan rất tiện lợi. Tôi rất lấy làm cảm kích.

    Tôi chỉ còn duy nhất một băn khoăn nhỏ: tôi đã hiểu những phần anh chú thích và nhấn mạnh. Nhưng hoạt động làm việc đã kết thúc. Và hoạt động câu cá, tắm suối là hoạt động thưởng thêm của công ty, giống như đi nghỉ mát vậy. Vậy thì có coi là tai nạn lao động không?

    Mạng người là quý nhất và tôi rất đau xót trước sự ra đi của anh công nhân đó.
    Thực sự, chị tôi đã làm hết sức bằng tình cảm và trách nhiệm của con người với nhau. Nhưng theo như bảng biểu tôi vừa xem, phải "bồi thường" đến 30 tháng lương nữa thì thật sự là có công bằng không với người sử dụng lao động?

    Tôi nhận thấy rằng, người công nhân đó cũng cần phải tự ý thức và đảm bảo về sự an toàn của bản thân, do anh ấy đã trên 18 tuổi và hoàn toàn tự quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình, bơi ra xa hay không ra xa, phải tự lựa sức mình để bảo đảm an toàn. Kết cục đau lòng này cũng bắt nguồn từ nguyên nhân trên, chứ không thể lỗi tại chủ lao động có thành ý cho đi thư giãn.

    Tôi không hiểu, khi cơ quan nhà nước tổ chức cho công nhân viên đi nghỉ mát hằng năm ở biển, nếu có người bị đuối nước do bơi ra xa, do nước cuốn... thì chủ tịch công đoàn (người đứng ra tổ chức ) và giám đốc (người cho phép tổ chức, cho tiền...)có phải chịu trách nhiệm bồi thường không? hay chỉ là sự chia sẻ, bù đắp giữa con người với con người?

    Xin vui lòng phân biệt giúp tôi chỗ còn nhầm lẫn này. Một lần nữa tôi xin cám ơn.


    Trả lời 2:

    Điều 107.

    1- Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

    2- Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội.

    3- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

    Chính phủ quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 81%..
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+