|
Chào cả nhà,
Mình có một trường hợp sau đây cần xin tư vấn, cả nhà giúp đỡ mình với!
Người LĐ thử việc tại doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01/04/2011 đến hết 30/05/2011, ký HĐ LĐ chính thức ngày 01/06/2011. Sau đó, người LĐ xin thôi việc ngày 31/07/2012.
Doanh nghiệp và người LĐ có tham gia Bảo hiểm thất nghiệp từ khi ký HĐ LĐ chính thức. Như vậy thời gian làm việc tại DN của NLĐ là 16 tháng (Tính luôn thời gian thử việc), khi thanh lý HĐ LĐ, DN của mình có phải trả trợ cấp thôi việc cho 2 tháng thử việc (Từ 01/4/2011 đến 30/5/2011) hay không?
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự
TL số 1:
1. Về thời gian thử việc của người lao động, vẫn được tính là thời gian làm việc tại doanh nghiệp, theo khoản 3, điều 14, nghị định 44/2003/NĐ-CP.
2. Theo điều 2- Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc( tính năm) được xác định theo khoản 3, điều 14, nghị định 44/2003/NĐ-CP trừ đi thời gian đóng BHTN.
Do vậy, trường hợp công ty bạn sẽ phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ trong thời gian thử việc. Ở trường hợp trên là 02 tháng, được làm tròn là 1/2 năm.
Các thắc mắc về hợp đồng lao động và trợ cấp thôi việc, bạn tham khảo thêm ở NĐ 44/2003/NĐ-CP , thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH và thông tư 17/100p-TT-BLĐTBXH.
Một vài ý kiến chia sẻ, chúc bạn thành công.
TL số 2:
Chào bạn,
Theo thông tin mà bạn cung cấp, theo mình thì chưa đủ. Trước hết phải xét tình trạng nghỉ việc là đúng luật hay không? Nếu nghỉ việc trái luật thì nhân viên đó không được hưởng trợ cấp thôi việc (Khoản 2 điều 41: 2- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc.)
Mặt khác tại Điều 2 Thông tư số 17 ngày 26-5-2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư 21 ngày 22-9-2003 của Bộ LĐ-TB&XH thì tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) là tổng thời gian đã làm việc theo các bản HĐLĐ đã giao kết (kể cả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà người lao động làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đó, trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, xét cho t.h của bạn nêu ra thì nhân viên này ký HĐLĐ với công ty từ ngày 01/04/2011 như vậy nhân viên này sẽ được nhận Bảo hiểm thất nghiệp (03 tháng của 60% mức tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc)
Đó là suy nghĩ của mình, mong góp ý thêm
Thân,
TL số 3:
Chào chị,
Trường hợp chị đặt vấn đề xuất hiện nhiều tại các Doanh nghiệp nhưng có lẽ người lao động không biết hoặc người sử dụng lao động không quan tâm đến việc này nên nó chưa nổi cộm.
Giải quyết từng khâu nhé.
Cơ sở pháp lý:
1. Khoản 1, Điều 42 Bộ luật Lao động quy định: Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có).
2. Luật bảo hiểm thất nghiệp có quy định
Điều 80. Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng bắt buộc đối người lao động quy định tại khoản 3 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này
Trích khoản 3, 4 Điều 2
3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
Điều 139. Quy định chuyển tiếp
6. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật này không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 140. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
2. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bị bãi bỏ.
Nhận định:
Từ 1/1/2009 thì trợ cấp thôi việc không chỉ áp dụng với những người mà đã làm việc trước thời gian này; mà còn áp dụng đối với những trường hợp không thuộc phạm vi điều chỉnh của bảo hiểm thất nghiệp, tức là trợ cấp thôi việc vẫn được áp dụng cho những trường hợp không rơi vào Điều 80 Luật bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, xem xét điều kiện để áp dụng hưởng trợ cấp thôi việc: phải đủ 3 điều kiện
1. Người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên.
2. Thời gian làm việc không tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Không thuộc các trường hợp loại trừ được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 44/2003 )
Đối chiếu với trường hợp chị nếu thì anh ta đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc hay không khi
1 Thời gian anh ta làm việc từ 01/04/2011 ngày 31/07/2012 đã đủ điều kiện thời gian làm việc hơn 1 năm
( Điểm d Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 44/2003 xác định thời gian thử việc là thời gian tính trợ cấp thôi việc)
2. Thời gian thử việc thì không đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Vậy 2 điều kiện đầu đã đủ, việc của chị còn lại là xem xét anh ta có rơi vào điều kiện thứ 3 hay không.
Trân trọng.
TL4:
Cho e hỏi thêm là: trường hợp người lao động ký hợp đồng thời vụ (dịch vụ) thì có được tính vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp hay không? Em thì nghĩ là có, nhưng 1 vài người lại bảo vì đó không phải là hợp đồng lao động nên không được tính?
Hiện tại một số Doanh nghiệp muốn né tránh việc ký Hợp đồng lao động với người lao động nên đã biến dạng thành loại Hợp đồng dịch vụ được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự. Thế nhưng họ quên rằng, đối tượng được quyền cung cấp dịch vụ phải được đăng ký hoạt động theo Luật Thương mại. Cho nên theo mình, đó là 1 giao dịch giả tạo, không hợp pháp, về bản chất vẫn là quan hệ lao động; nhưng lại bị biến dạng để khỏi phải chi trả khoản bảo hiểm và các ràng buộc có thể xảy ra nếu ký Hợp đồng lao động.
Bạn cũng cần phân biệt giữa Hợp đồng lao động thời vụ và Hợp đồng dịch vụ; 2 dạng này là khác nhau đấy.
Trong những trường hợp này cần phải khắc phục, tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Dạng như đồng ý là Hợp đồng lao động ngắn hạn, đã có chi trả phần bảo hiểm trong phần lương cho họ.
Trân trọng.
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự