|
Em tôi làm việc tại Nhà khách số 2, với vị trí là bếp trưởng của tổ bếp. Em tôi công tác tại đây đã hơn 7 năm. Gần đây em tôi có đề nghị ban giám đốc tăng lương cho một số nhân viên thuộc cấp vì hệ số lương thấp so với thời gian làm việc và công việc của họ nhưng bị từ chối.
Sau đó, em tôi bị ban giám đốc sa thải với lý do cơ quan không đủ tiền chi trả lương cho em tôi. Theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), đến 31-12-2009 em tôi mới hết hợp đồng, nhưng cơ quan buộc em tôi nghỉ việc vào ngày 4-11-2009 và không có khoản bồi thường nào khác ngoài việc trả lương hai tháng 11 và 12 cho em tôi.
Việc cơ quan đơn phương chấm dứt HĐLĐ một cách đột ngột như vậy có đúng với luật định không? Và em tôi phải làm gì để đòi lại quyền lợi của mình?
(Phan Ngọc Trân)
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự
- Lý do “không đủ tiền chi trả lương” không phải là điều kiện để Nhà khách số 2 được quyền sa thải hay đơn phương chấm dứt HĐLĐ với em bạn theo quy định tại Điều 38 và Điều 85 Bộ luật lao động.
Do đó, em bạn có quyền gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi Nhà khách số 2 có trụ sở để yêu cầu Tòa án buộc Nhà khách số 2 phải nhận em bạn trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng lương và phụ cấp lương (nếu có).
Trong trường hợp Nhà khách số 2 vẫn giữ nguyên ý định không muốn em bạn trở lại làm việc và em bạn cũng đồng ý thì ngoài việc được trợ cấp thôi việc theo Điều 42 Bộ luật lao động và khoản tiền tiền bồi thường nêu trên, em bạn còn có quyền yêu cầu Nhà khách phải bồi thường thêm một khoản tiền tùy ý theo thỏa thuận thống nhất giữa hai bên (Điều 41 Bộ luật lao động).
Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU
(Văn phòng luật sư Nguyễn Văn Hậu và cộng sự)
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự