Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Bài viết
    57
    Tài liệu đã gửi
    32
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    33,879
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    Hợp đồng thời vụ khó hiểu thì giải quyết thế nào?





    "Tôi đang làm tai 1 trường Anh ngữ có quy mô lớn tại SG . công việc thiết kế cho 1 dự án , Hợp đồng lao động của tôi là Thời vụ và ký cứ 3 tháng ký 1 lần . Và tôi làm đã là 9 tháng lao động (3 lần ký ) . sau đó tôi có yêu cầu công ty phải ký hợp đồng vô thời hạn cho tôi . Thì công ty ko đáp ứng dc , và chỉ yêu cầu tôi làm đúng 1 tháng là nghỉ. Tôi ớ người ra. Tôi yêu cầu nếu đúng 1 tháng nữa , công ty phải giải quyết cho tôi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (nói chung là các giầy tờ bảo hiểm). Thì công ty nói " hợp đồng thời vụ chỉ ký 3 tháng thì hoàn toàn ko hưởng bảo hiểm gì " tôi quá tức giận , ko hiểu vì tại sao. Tôi cố tình giải quyết êm nhẹ. Nếu tôi ko bảo hiểm gì , thì tôi yêu cầu công ty phải trợ cấp cho tôi 1 tháng lương để tôi tiến hành tìm viêc làm khác. Tôi đã phải dùng lời lẽ van xin và họ nói sẽ xem xét, nhưng tôi nhìn với kiểu bộ dạng đó, thì hoàn toàn họ ko làm .

    Tôi quá tức giận, và hi vọng các Hr tài giỏi giúp đỡ tôi, và tôi cũng là 1 sinh viên với đồng lương ít ỏi. Tôi không rành luật pháp, cho nên đã nghe lời ngon ngọt đặt bút ký vào ban hợp đồng 3 tháng. Nay tôi vẫn chưa ký tiếp 1 hợp đồng nào . và vẫn làm việc với vai trò ' Trợ giúp ' công ty . ko có giấy tờ gì cả . Tôi còn sợ ko biết tôi làm 1 tháng xong , có dc hưởng lương ko nữa đây."
    caubebutchi
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự

  2. #2
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Bài viết
    57
    Tài liệu đã gửi
    32
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    33,879
    Tài khoản hiện có
    0 Xu
    "Chào bạn caubebutchi,

    Hiện có khá nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc sử dụng Hợp đồng thời vụ để trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm đồng thời giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp và như vậy rủi ro sẽ rơi vào phía người lao động. Tuy nhiên do nhiều doanh nghiệp chưa hiểu đúng Luật nên vẫn làm sai và trong trường hợp này rủi ro giành cho doanh nghiệp lại rất lớn nếu người lao động được tư vấn và hiểu biết về luật.

    Đối với trường hợp của bạn có 2 tình huống xảy ra:
    1. Khoảng cách giữa các lần ký hợp đồng thời vụ là trên 30 ngày, khi đó nó không phải là các hợp đồng liên tiếp nên lẽ phải sẽ thuộc về công ty. Tuy nhiên nếu trong thời gian giữa 2 hợp đồng bạn vẫn làm việc và nhận lương thì đó cũng coi như các hợp đồng liên tiếp.

    2. Các hợp đồng thời vụ được ký liên tiếp, có lẽ bạn rơi vào tình huống này, vì vậy bạn sẽ có nhiều cơ hội trong việc đòi quyền lợi cho mình khi công ty cho bạn nghỉ việc.

    Trước hết xét về luật ngay hợp đồng lần thứ 3 của bạn ký đương nhiên là Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo khoản 2 điều 27 Bộ luật Lao động. Nội dung và bản chất hợp đồng không phụ thuộc vào cái tên của nó mà phụ thuộc vào các quy định của Luật, trong trường hợp của bạn hợp đồng sẽ bị vô hiệu hoá về thời hạn hợp đồng và nó là hợp đồng không xác định thời hạn.

    Chính vì vậy có thể khẳng định bạn và doanh nghiệp đang ký kết hợp đồng không xác định thời hạn, do đó nếu không vì một lý do đặc biệt (vi phạm kỷ luật, doanh nghiệp giải thể . . .) thì không những doanh nghiệp không có quyền cho người lao động nghỉ việc mà còn phải đóng đầy đủ các chế độ bảo hiểm.

    Trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng trái Luật thì theo điều 41 Luật lao động quy định như sau:


    Điều 41

    1- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
    Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này.
    Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Như vậy trong trường hợp của bạn nếu doanh nghiệp muốn chấm dứt HĐLĐ thì phải trả các khoản bồi thường tối thiểu bao gồm: hai tháng tiền lương và phụ cấp lương + trợ cấp thất nghiệp + khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Vì vậy việc chỉ đòi hỏi trợ cấp chỉ 1 tháng lương ít ỏi của bạn là hoàn toàn rất hợp lý nếu không nói là quá thiệt thòi cho người lao động.

    Bạn có thể dùng những quan điểm về luật nêu trên để nói chuyện với bộ phận nhân sự hoặc trực tiếp gửi thư cho Giám đốc nếu phái nhân sự giải quyết không thoả đáng.

    Trong trường hợp doanh nghiệp không giải quyết đúng chế độ cho bạn, hoàn toàn có thể khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền. "
    nvlinh12t
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+