Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Đang ở
    Vũng Tàu
    Bài viết
    56
    Tài liệu đã gửi
    50
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    69,626
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    Chưa hiểu rõ về Điều 74, khoản 2 của Luật Lao Động





    Các bạn cho mình hỏi một chút, theo điều 74 của bộ Luật lao động tại khoản 2, mình không rõ lắm, mong bạn nào giải thích giúp mình; Nhà nước quy định thời gian quy định ngoài ngày nghỉ hàng năm là như thế nào?

    Và một vấn đề nữa là nếu như hết hạn HĐLĐ một năm mà cty không tiếp tục ký nữa thì có phải tính trợ cấp cho NLĐ không?

    Điều 74:
    1- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:a) 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;b) 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;c) 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
    2- Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do chính phủ quy định (MÌNH KHÔNG RÕ KHOẢN NÀY LẮM, MONG ĐƯỢC BẠN NÀO BIẾT VÀ GIẢI THÍCH GIÚP MÌNH)


    Vấn đề này được hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 195/CP của Chính phủ ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, cụ thể như sau:

    Điều 9.
    1- Theo Điều 74 của Bộ luật Lao động, thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:
    - Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;
    - Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp;
    - Thời gian nghỉ về việc riêng;
    - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý;
    - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng;
    - Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 3 tháng;
    - Thời gian nghỉ theo chế độ quy định đối với lao động nữ;
    - Thời gian nghỉ để làm các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật;
    - Thời gian nghỉ để hoạt động Công đoàn theo quy định của pháp luật;
    - Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép;
    - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
    - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc;
    - Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố.
    2. Người lao động được nghỉ hàng năm 14 ngày hoặc 16 ngày quy định tại các điểm b, c Khoản 1 Điều 34 của Bộ luật Lao động theo danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các vùng có điều kiện sinh sống khắc nghiệt do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
    3. Khi nghỉ hàng năm nếu đi bằng phương tiện ô-tô, tàu thuỷ, tàu hoả mà số ngày đi đường (cả đi và về) trên hai ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm.
    4- Tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi đường do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận; đối với người lao động làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo) khi đi nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương cho những ngày đi đường.



    Về vấn đề Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Chính phủ đã có 03 Nghị định hướng dẫn, bao gồm:
    1. Nghị định số 195/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
    2. NGHỊ ĐỊNH Số: 10/1999/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ ngày 01 tháng 3 năm 1999
    Về việc bổ sung Nghị định số 195/CP, ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
    3. Nghị định 109/2002/NĐ-CP ngày 27-12-2002 của chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

    Và Thông tư số 07-LĐTBXH/TT ngày 11-4-1995 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật Lao động và Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
    (http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=3556)
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+