Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên có quyền đầy đủ

    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    99
    Tài liệu đã gửi
    88
    Tài liệu được mua
    8
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    38,270
    Tài khoản hiện có
    40 Xu

    Xử lý thế nào khi người lao động tự ý nghỉ việc?





    Hỏi:

    Công ty tôi ký hợp đồng lao động một năm cho nhân viên, sau 2 tháng làm việc nhân viên này tự ý nghỉ việc mà không xin phép. Vậy công ty tôi phải giải quyết như thế nào với trường hợp này?

    Đáp:

    Trong trường hợp này công ty bạn có thể lập Biên bản về việc người lao động tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm để tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải đối với người lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 85 Bộ luật lao động.

    Theo mục 3 phần III Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ quy định: “Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 41/CP quy định cụ thể như sau:

    a. Do thiên tai, hoả hoạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi xảy ra;

    b. Do bản thân ốm có giấy nghỉ ốm của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp khám và điều trị;

    c. Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị. Thân nhân bị ốm bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con;

    d. Các trường hợp khác do người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động”.

    Như vậy, nếu người lao động nghỉ không có lý do chính đáng thì Công ty có thể xem xét xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải. Công ty bạn có thể gửi thông báo cho người lao động về việc tham dự buổi họp xét kỷ luật lao động này. Trong trường hợp người lao động không tham gia buổi họp xét kỷ luật lao động Công ty phải gửi 03 lần hợp lệ thông báo buổi họp xét kỷ luật lao động cho người lao động. Nếu người lao động không tham gia buổi họp xét kỷ luật lao động sau 3 lần được thông báo thì Công ty có thể tiến hành họp xét xử lý kỷ luật lao động vắng mặt người lao động. Căn cứ buổi họp xét kỷ luật lao động này Công ty có thể ra quyết định kỷ luật lao động theo hình thức sa thải đối với người lao động.

    Công ty xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật lao động như trước khi sa thải người lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn Công ty, sau khi xử lý kỷ luật người lao động Công ty phải gửi Biên bản họp xét kỷ luật lao động và Quyết định xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải cho Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Công ty đóng trụ sở…

    Ngoài ra, nếu người lao động không có căn cứ để xin đơn phương chấm dứt hợp đồng theo khoản 1 điều 37 của Bộ luật lao động như: Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc, bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động, bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng … cũng không báo trước cho Công ty về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của mình thì Công ty có thể khởi kiện đến tòa án nơi người lao động cư trú hoặc nơi hợp đồng được thực hiện để yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại và bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 41 Bộ luật lao động năm 1994 đã được sửa đổi bổ sung qua các năm 2002, 2006, 2007 cụ thể như sau: “Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)”(Khoản 2) ;“Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ”. (Khoản 3)
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 

LinkBacks (?)

  1. 01-17-2013, 02:31 AM
  2. 01-16-2013, 03:54 PM

Find us on Google+