Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    37
    Tài liệu đã gửi
    35
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    40,045
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    Question TH: Lao động nữ sinh con làm việc tại VPDD công ty nước ngoài?





    9. Vấn đề:
    Nhân viên nữ làm việc tại một văn phòng đại diện công ty nước ngoài được 4 năm. Hợp đồng lao động ký từng năm. Nhân viên này đã sinh con đầu lòng ngày 15/12/2010. Do năng lực làm việc kém, công ty muốn chấm dứt hợp đồng vào 31/12/2011.
    Xin chú ý, hợp đồng có nêu: "hợp đồng này có thể được chấm dứt bằng thông báo của 1 bên cho bên kia trước 30 ngày với bất cứ lý do gì..."
    Hỏi:
    1) Công ty sẽ phải làm những gì, nghĩa vụ gì để không vi phạm luật lao động?
    2) Ký hợp đồng từng năm cho nhân viên làm việc 4 năm có gì sai không?
    3) Cty muốn chấm dứt HĐLĐ trước ngày 3/12/2011 được k?
    4) Nhân viên mới sinh không được chấm dứt hợp đồng trong 1 năm có phải không? Vậy thời gian 1 năm tính từ ngày mang bầu hay từ ngày sinh con?
    http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=48773


    TL:
    Đối với các câu hỏi của bạn tôi xin có một số ý kiến như sau:
    Thứ nhất, theo khoản 2, điều 22 về Loại HĐLĐ thì khi hết hạn HĐLĐ cũ mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn, 2 bên phải ký kết HĐLĐ mới, nếu đã ký HĐLĐ có thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần HĐLĐ có thời hạn nữa, sau đó nếu tiếp tục làm thì phải ký HĐLĐ không xác định thời hạn. Như vậy, công ty của bạn ký HĐLĐ với thời hạn từng năm là vi phạm pháp luật.\
    Thứ 2, việc trong HĐ có nêu: "hợp đồng này có thể được chấm dứt bằng thông báo của 1 bên cho bên kia trước 30 ngày với bất cứ lý do gì..." có thể xét theo 2 hướng vấn đề. Quy định này được ghi và áp dụng với HĐLĐ có thời hạn, thì theo khoản 2 điều 37 và điểm b, khoản 2, điều 38 về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người LĐ và NSDLĐ, thì việc báo trước 30 ngày là điều bắt buộc, và công ty bạn đúng trong trường hợp này. Tuy nhiên, xét theo hướng thứ 2 thì nếu quy định này được ghi ở tất cả các loại HĐ mà công ty ký kết với người lao động thì sẽ sai trong một số trường hợp đối với HĐLĐ mùa vụ và HĐLĐ không xác định thời hạn. Và nếu sai quy định pháp luật thì quy định này sẽ bị vô hiệu tạm thời.
    Thứ 3, công ty muốn chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ mới sinh con vào ngày 15/12/2011 vào ngày 31/12/2012 là phù hợp với PL. Theo quy định tại khoản 3, điều 155, người SDLĐ không được phép đơn phương chấm dứt HDLĐ, hoặc sử dụng các hình thức kỷ luật với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Song trong trường hợp công ty bạn thì con của nhân viên nữ này đã đủ từ 12 tháng tuổi trở lên.
    Tuy nhiên có một vấn đề mà tôi mới được biết là VPĐD của Công ty nước ngoài không được giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp được ủy quyền hợp pháp bởi thương nhân nước ngoài theo khoản 3, điều 18, Luật Thương mại năm 2005 về nghĩa vụ của VPDD. Và trong trường hợp mà bạn nói trên không rõ là việc ký HĐLĐ có phù hợp với quyền và nghĩa vụ của VPDD hay không.
    Để tránh các trường hợp rắc rối với công việc này, tôi nghĩ công ty bạn cần phải làm và thay đổi các việc sau đây:
    - Đảm bảo chắc chắn công ty bạn ký hợp đồng đúng pháp luật lao động.
    - Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục về thời gian báo trước và các nghĩa vụ liên quan tới quyền lợi của người lao động. Thực hiện theo điều 47, 48 Bộ luật lao động 2012.
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 

Similar Threads

  1. Chuyển đổi mô hình từ VPDD sang công ty liên doanh
    By Đỗ Thị Minh Sáng in forum Hỏi đáp, tư vấn, trao đổi kinh nghiệm
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 08-06-2012, 10:57 AM
Find us on Google+