Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    40
    Tài liệu đã gửi
    42
    Tài liệu được mua
    0
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    40,897
    Tài khoản hiện có
    0 Xu

    Chính sách lương, Bí mật mức lương của người lao động





    Chào các bác.
    Em là thành viên mới của CLB, xin trình làng bằng một tình huống như thế này, mong các bác giúp em.
    Công ty em áp dụng chính sách bí mật mức lương. Mỗi năm xét tăng lương một lần. Mỗi lần xét, tất cả mọi người đều được tăng lương. Vấn đề là tăng ít hay nhiu mà thui. Mức độ tăng nhìu hay ít phụ thuộc vào đánh giá của sếp tổng và giám đốc điều hành.
    Vấn đề là ở chỗ, anh em trong công ty ko biết giữ mồm giữ miệng gì cả (Hịc.... sad.gif ). Mọi người to nhỏ với nhau và khai báo cho nhau biết hết mức lương của mình. Kết quả là người được tăng nhiều thì vui, người được tăng ít thì hậm hực, khó chịu, lời qua tiếng lại.
    Làm nhân sự, e được giao nhiệm vụ giải quyết triệt để vấn đề lương bổng trên.
    Nhức đầu quá! Các bác giúp em đi.
    Có một thực tế là tại nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là các DN liên doanh hay DN 100% vốn nước ngoài, người lao động thường không công khai mức lương mà mình nhận được cho mọi người biết. Tại sao vậy? Và việc công khai hay không công khai là tốt hơn? Các cơ quan nhà nước và các DN khác có thể tham khảo được gì từ vấn đề này hay không?

    Nói về sự công khai thu nhập, có lẽ không ở đâu mà tài năng, sự cống hiến, thu nhập lại rõ ràng và sòng phắng như tại các giải đấu bóng đã chuyên nghiệp châu Âu. Nếu 1 cầu thủ có tài thì không ai dám trả lương thấp cho anh ta, vì anh ta sẽ bỏ đi đến Câu lạc bộ (CLB) khác có thể trả lương cao hơn cho anh ta. Còn nếu anh ta chơi giảm phong độ, anh ta sẽ phải đi đến một CLB khác với mức lương thấp hơn, nếu không sẽ phải ngồi dự bị (hay sẽ bị CLB trả lương giảm xuống mức lương thấp hơn nữa)... Vì thế, tuy rất ít cầu thủ kêu ca về câu lạc bộ họ đang chơi, và thường bao giờ họ cũng chơi hết mình cho CLB đang thuê họ, nhưng cũng rất nhiều cầu thủ sắn sàng ra đi khi có cơ hội.

    Ở ta thì tình hình không như vậy. Nhiều cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong các cơ quan và DN nhà nước, dù làm thì chưa chắc đã tốt, tuy luôn miệng kêu ca, không hài lòng về thu nhập và đối xử của tổ chức, nhưng lại chẳng bao giờ dám làm đơn xin thôi việc hay chuyển đi đâu cả (có thể vì chẳng tìm được chỗ nào tốt hơn, hoặc vì lý do khác). Mặt khác, cũng có nhiều tổ chức rất không hài lòng về cống hiến của nhân viên nào đó, song cũng chẳng dám cho anh ta thôi việc, cũng chẳng dám giảm thu nhập của anh ta, vì anh ta được nhà nước trả lương theo chế độ quy định (cứng) rồi.

    Hầu hết mọi người cho rằng công khai mức thu nhập đối với người lao động là bình thường, thậm chí là tốt. Nhưng tại sao nhiều DN lại không muốn công khai mức thu nhập mà họ trả cho người lao động? Hơn nữa các DN này lại thường là các DN có yếu tố đầu tư nước ngoài – mà các nhà đầu tư nước ngoài đến VN ta thường hay phàn nàn về sự thiếu công khai, minh bạch trong một số chính sách của nhà nước VN (phần nhiều sự phàn nàn này là có cơ sở)- nên họ phải là người thích công khai, minh bạch mọi chuyện hơn chứ?

    Rõ ràng là họ có lý do khác của họ. Ta hãy cùng tìm hiểu.

    Các DN này lấy mục tiêu lợi nhuận là quan trọng nhất, vì vậy tiền lương là một yếu tố chi phí đầu vào thì phải làm sao với mức chi thấp nhất có thể mà người lao động chấp nhận được. Người ta thường cho rằng vì năng lực người lao động là không như nhau nên chủ DN phải trả lương khác nhau, có khi chênh lệch rất lớn, nếu công khai sẽ làm cho người lao động so sánh, tỵ nạnh, đố kỵ lẫn nhau, làm mất đoàn kết trong nội bộ, ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc của DN. Điều đó có phần đúng, song thực tế không phải hoàn toàn là do như vậy.

    Các cầu thủ trong cùng một CLB bóng đá nhận mức lương rất khác nhau và ai cũng biết, song không có chuyện tỵ nạnh hay đố kỵ về thu nhập. Thực tế là nếu người ta chỉ căn cứ vào tài năng và hiệu quả cống hiến cho DN (hay tổ chức nói chung) của người lao động thì dù có trả người này gấp 100 lần người khác cũng không ai đố kỵ gì cả, (vì ai cũng hiểu là không phải ai cũng có năng lực mà làm được như người kia). Chúng ta biết là ca sỹ H.N khi hát 1 bài có thể được trả hàng chục triệu đồng, song không ai ghen tỵ với chị, vì mấy ai mà hát được như H.N hát. Như vậy không phải vì lý do sợ mất đoàn kết nội bộ mà phải quy định (bất thành văn) người lao động không được công khai mức thu nhập của mình. Một số người khác có thể cho rằng người ta giấu thu nhập là để trốn thuế thu nhập, song nếu như vậy thì sao phải bí mật cả thu nhập của những người chưa đủ thu nhập cao để chịu thuế?

    Rõ ràng rằng, vấn đề ở đây là việc bí mật thu nhập của người lao động thực sự có ý nghĩa quan trọng, liên quan thực sự đến hiệu quả kinh doanh (lợi nhuận) của chủ DN. Ta hãy thử đặt mình vào vị trí của chủ DN để xem các DN trả lương cho người lao động theo nguyên lý nào? DN trả lương cho người lao động để làm gì? Câu trả lời ngắn gọn là: Để họ làm hết năng lực của mình cho DN. Nhưng câu trả lời này lại gồm 2 thành tố, như là 2 mục tiêu mà bình thường thì người ta hay gộp làm một khi giải quyết vấn đề:

    1. Để người lao động làm hết năng lực của mình nên DN trả lương theo hiệu quả cống hiến của người lao động cho DN. Không ai nghi ngờ điều này này, vì nó kích thích người lao động làm việc hết mình cho DN. Do vậy, hiển nhiên là để kích thích người lao động thì cần trả lương cao hơn cho những người cống hiến tốt hơn. Nhưng đây cũng không phải là lý do cần phải bí mật thu nhập của họ, bởi vì thậm chí vì nguyên nhân này, người ta có thể tự hào về mức thu nhập cao của mình, đồng thời cố gắng làm tốt hơn nữa khi muốn có thu nhập tăng lên.

    2. Để người lao động không bỏ đi (vì lý do thu nhập) nên DN không thể trả lương thấp hơn DN khác muốn sử dụng cùng loại lao động. Đây mới là lý do chính.

    Vì rằng nếu chỉ căn cứ vào cống hiến thì chắc ai cũng hiểu lẽ công bằng tự nhiên là cống hiến như nhau thì sẽ được trả lương như nhau, và ở đây thì công khai thu nhập sẽ không có vấn đề gì phải ngại ngần.

    Song để giữ cho người lao động không bỏ đi thì không phải lúc nào cũng phải trả một mức như nhau cho những người khác nhau, cho dù họ có năng lực như nhau hay khác nhau cũng không phải là vấn đề nữa, đơn giản là vì không phải ai cũng có cơ hội để bỏ đi như nhau.

    Một lần tôi đã thử nghiệm việc này bằng cách trả công cho một người chở xe ôm từ bến xe Kim Mã về Mai Dịch với giá 6.000 đồng, bằng ½ mức bình thường mà anh ta vẫn đồng ý làm, đơn giản là vì anh ta đang trên đường về nhà cùng chiều, nếu không đồng ý thì anh ta sẽ phải làm việc không công. (Nếu anh ta không để lộ là đang đi về nhà cùng chiều thì không ai có thể trả công anh ta như vậy. Tất nhiên, đó là tôi thử thôi, sau đó thì vẫn trả đủ mức bình thường cho anh ta - nếu không thì tàn nhẫn quá).

    Thế nên, để tiết kiệm chi phí, các DN sẽ chẳng tội gì mà không trả thấp cho người lao động khi đang không (hoặc chưa) có ai trả cao hơn cho anh ta. Mà những người tạo ra cơ hội này cho anh ta thì không phải lúc nào cũng có, mà nếu có thì cũng không phải là giống nhau ở tất cả mọi người. Chính vì sự khác nhau này mà DN hoàn toàn có thể trả lương khác nhau cho những người có năng lực như nhau, thậm chí trả lương thấp hơn cho người có năng lực cao hơn mà người lao động vẫn không bỏ đi.

    Và chủ DN sẽ điều chỉnh thu nhập của người lao động tuỳ theo cống hiến của anh ta và khả năng anh ta có thể được trả ở “chỗ khác” với cùng công việc. Chính vì không muốn là “chỗ khác” của người khác mà DN phải bí mật mức lương trả cho người lao động. Đơn giản là họ sợ bị DN khác kéo mất người làm của mình. Nếu không công khai thu nhập thì các hãng đối thủ sẽ chẳng biết trả cho người lao động của mình bao nhiêu để mà lôi kéo.
    .
    Như vậy, tôi cho là, thực chất bí mật của thu nhập của người lao động trong các DN chính là nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí tiền công ở mức tối đa, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa. Còn việc sợ mất đoàn kết, hay sợ người lao động đố kỵ, tỵ nạnh nhau... như nhiều người thường nghĩ chỉ là các lý do phụ song lại luôn được thổi phồng lên (để che đi lý do chính) thôi.

    Nhiều DN đã giảm được chi phí khá nhiều khi lấy được những người có năng lực tốt từ các DN nhà nước và cơ quan nhà nước, vì theo quy định hiện hành, ở đó ai cũng có thể biết rõ mức lương của họ. Tất nhiên, vấn đề tiền lương là nguyên nhân rất quan trọng, song không phải là duy nhất ảnh hưởng đến việc công chức ở lại hay ra đi. Trong khuôn khổ bài viết này mới chỉ nói về tiền lương, chưa thể đề cập tới các nguyên nhân khác.

    Vậy các cơ quan nhà nước ở VN có thể áp dụng kiểu trả lương với 2 mục tiêu như trên không?

    Tác giả đã chia sẻ những quan điểm của mình về việc cải cách chế độ tiền lương cho cán bộ công chức ở phần II của bài viết này.

    Nguồn: http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=5551
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+