Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Login:

Chào mừng đến với HR Share | Cộng đồng Nhân sự | Dien dan Nhan su Viet Nam.

+ Trả lời Chủ đề + Viết chủ đề mới
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Thành viên có quyền đầy đủ

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    164
    Tài liệu đã gửi
    140
    Tài liệu được mua
    217
    Tài liệu đã mua
    0
    Mã số thành viên
    49,768
    Tài khoản hiện có
    1,251 Xu

    Có được phạt tiền nhân viên đi muộn, về sớm?





    Có được phạt tiền nhân viên đi muộn, về sớm?

    Người sử dụng lao động cần am hiểu pháp luật khi xử lý trường hợp người lao động đi muộn về sớm, vi phạm cam kết nhân hỗ trợ đào tạo. Liên qua tới vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Hương - đại diện Công ty Talentnet, đơn vị cung cấp các giải pháp hỗ trợ nhân sự - cho biết thêm.



    Vẫn có tính trạng người sử dụng lao động (NSDLĐ) áp dụng việc phạt tiền người lao động (NLĐ) trong trường hợp đi muộn về sớm, vi phạm quy định về trang phục. Điều này có đúng luật không? Nếu không đúng thì theo bà nên dùng hình thức chế tài nào?

    - Phạt tiền hay cắt lương khi xử lý kỷ luật là hình thức bị cấm theo điều 128 Bộ luật Lao động mới. Bởi vậy doanh nghiệp áp dụng các biện pháp này thay việc xử kỷ luật là không phù hợp với pháp luật lao động.

    Thay thế cho các biện pháp phạt tiền, cắt lương NSDLĐ có thể áp dụng các hình thức kỷ luật khác được pháp luật cho phép theo trình tự: Khiển trách, kéo dài thời gian tăng bậc lương, sa thải.

    Để áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật hiệu quả, hợp tình hợp lý và đảm bảo không vi phạm pháp luật, NSDLĐ nên xây dựng bản nội quy lao động trong đó nêu rõ các hình thức kỷ luật và trình tự xử lý kỷ luật và đăng ký với Sở Lao động Thương binh Xã hội địa phương.

    Cùng với việc đặt ra các biện pháp kỷ luật, NSDLĐ cũng cần tăng cường công tác truyền thông về nội quy lao động đồng thời có các chính sách khen thưởng đối với NLĐ tuân thủ tốt kỷ luật lao động để tăng cường tính tuân thủ.

    Đồng thơi, giảm số trường hợp vi phạm kỷ luật trong doanh nghiệp bởi vì việc kỷ luật NLĐ là việc không bên nào mong muốn vì nó tốn kém nguồn lực và dẫn tới nguy cơ rủi ro pháp lý đối với NSDLĐ.

    NSDLĐ cử NLĐ đi học các khóa học nghiệp vụ, tuy nhiên NSDLĐ yêu cầu nhân sự ký cam kết phải làm việc hoặc trả chi phí đào tạo nếu rời khỏi doanh nghiệp trước thời hạn cam kết. Vậy điều này có đúng hay không?

    - Bộ luật Lao động mới có quy định rất cụ thể về việc người sử dụng lao động tiến hành đào tạo, nâng cao trình độ cho NLĐ trong quá trình làm việc.

    Điều 62 ghi rõ hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo với đầy đủ các nội dung chi tiết về chương trình đào tạo, chi phí đào tạo, thời hạn NLĐ phải cam kết làm việc cho NSDLĐ, trách nhiệm hoàn trả chi phí và trách nhiệm của NSDLĐ.

    Căn cứ theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc, trong trường hợp NLĐ được đào tạo bằng chi phí do NSDLĐ chi trả nhưng sau đó không tiếp tục làm việc cho NSDLĐ đúng theo thời gian đã cam kết thì NSDLĐ có quyền yêu cầu người lao động thanh toán lại chi phí đào tạo mà NSDLĐ đã chi trả theo thỏa thuận.

    Bộ luật Lao động khuyến khích việc các bên tự thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp.

    Trong trường hợp giữa các bên không thể thỏa thuận, hòa giải được thì có quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa án có thẩm quyền.

    - Xin cảm ơn bà

    Phan Minh thực hiện | dantri
    Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự


 
Find us on Google+