|
Ðừng tưởng giỏi đã là xong
Thoạt nhìn đầu đề bài báo "Loại trăm thủ khoa xuất sắc, chọn sinh viên tốt nghiệp trung bình" đăng trên một tờ báo mạng, người viết bài này vội vàng than trời cho những học sinh "tài cao, phận thấp", thi tuyển việc làm gặp phải "quan tham nhũng", không có tiền bôi trơn bị đánh trượt.
Nhưng, càng xem càng lạ. Lạ ở chỗ "quan" thi tuyển là một thanh niên còn rất trẻ (tuổi 8x) có bằng tiến sĩ, được đào tạo tại một trường đại học danh tiếng ở nước ngoài; từng lọt vào tốp "100 sinh viên giỏi nhất thế giới" do một tạp chí có uy tín thế giới bình chọn. Lạ nữa, trong bốn năm phụ trách nhân sự cho một công ty ở Việt Nam "người này" từng trực tiếp phỏng vấn cả trăm sinh viên thủ khoa, rốt cuộc chỉ chấp nhận ba, bốn người cho thử việc (?). Cũng không ít người thắc mắc, pha lẫn oán trách tò mò hỏi "ông nhân sự": Có phải do anh học cao rồi nên nhìn ai cũng thấy thấp, chỉ cho mình là đúng không? Và, câu trả lời của "ông nhân sự" sau đó được minh bạch ngay trong buổi nói chuyện với sinh viên Trường đại học Kinh tế quốc dân. Tóm tắt như sau: "Sinh viên của ta mang nhiều khát vọng, hoài bão lập thân lập nghiệp, nhưng ít ý thức trong hành động để biến ước mơ thành hiện thực. Tôi từng hỏi nhiều bạn sinh viên: Giả sử trong một ngày, có năm công việc bạn đã làm có phục vụ gì cho ước mơ của mình không, thì tất cả đều "xin thưa" là... không, hoặc chưa biết, chưa nghĩ tới. Vậy là sự đã rõ, người xin việc cần phải hiểu nhà tuyển dụng cần gì ở họ".
"Ông nhân sự" này trước khi làm "quan", từng có một thời thơ ấu gian khổ, phát tờ rơi, rửa bát ở nhà hàng, bồi bàn, nướng bánh mỳ, đứng chào khách ở nhà hàng Mc Donald's, gia sư... rồi sau ra trường mới làm ở Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng HSBC, giảng viên đại học... Chính sự bươn chải từ cuộc sống đã tạo nên tính kiên nhẫn (khi đi phát tờ rơi), học được tính cẩn thận (khi đi rửa bát), biết cách tôn trọng thời gian (khi đứng chào khách ở Mc Donald's) v.v. Bởi vậy, khi về làm giám đốc nhân sự ở công ty này, "ông nhân sự" phát hiện sự thật nghiệt ngã. Không ít người mới ra trường một, hai năm đi làm đã "nhảy" việc đến cả chục nơi. Những người như vậy ông đánh giá: thứ nhất là không giỏi nên bị đuổi; thứ hai tôi không tin họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty nếu họ có khả năng. Thậm chí không ít thủ khoa thường tự cho mình đặc ân, dành quá nhiều thời gian ở công ty cho công việc riêng, tranh thủ kiếm thêm ở bên ngoài. Trong khi những sinh viên tốt nghiệp loại khá, trung bình, biết mình chưa tốt nên đã dành toàn thời gian cho công ty, nỗ lực khẳng định bản thân và mang lại giá trị cho đơn vị.
Lý giải của "ông nhân sự" xem chừng đơn giản, thậm chí có phần cực đoan. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ đấy là "luật chơi" của việc tìm người, giỏi chuyên môn thì đã đành nhưng phải có kỹ năng sống; là sự cần cù, chỉn chu trong công việc, trung thành tận tụy với nơi mình làm việc. Xin hãy coi đây là "thông điệp" nhắn gửi các thủ khoa khi đi xin việc làm: Ðừng tưởng tấm bằng giỏi đã là xong!
LINH NAM
Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search
rât vui khi thấy, bài viết của bạn thật là bổ ích kiến thức
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự