|
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, Việt Nam đã và đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để tồn tại và phát triển, hơn nữa giữ vai trò chủ đạo đối với các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế của Nhà nước hiện phải đối phó với rất nhiều thách thức; nhất là trong thời gian tới, khi nền kinh tế nước ta hội nhập với AFTA và WTO vào năm 2006 và 2008 thì các doanh nghiệp nước ta cần phải tăng sức cạnh tranh, nâng cao hơn nữa trình độ quản lý các yếu tố trong doanh nghiệp, tạo được những hàng hóa dịch vụ đáp ứng kịp thời, đầy đủ và đồng bộ nhu cầu của người tiêu dùng.
Thực tế đã cho thấy, trong cơ chế thị trường nước ta hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng đang đứng trước những khó khăn to lớn. Đó là phải gánh vác trên vai một khối lượng lao động quá lớn, cồng kềnh do phương pháp quản lý của cơ chế cũ để lại. Hơn nữa, đội ngò lao động này nhìn chung tá ra yếu kém về mặt chất lượng, năng suất lao động thấp, làm việc với hiệu quả không cao. Đồng thời hoạt động quản lý nhân sự ở hầu hết các doanh nghiệp thường chỉ mang tính hình thức, thụ động, chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác quản lý nhân sự vì “mọi quản lý suy đến cùng đều là quản lý con người”. Nó dẫn đến kết quả tất yếu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được chưa cao do năng lực của cán bộ công nhân viên chưa được khai thác triệt để.
Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp là cả một quá trình có tác động và ảnh hưởng to lớn đối với hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp và mang yếu tố quyết định mục tiêu của tổ chức có đạt được hay không? Một chế độ đãi ngộ tài chính công bằng cộng thêm với những kích thích phi tài chính như bản thân công việc, môi trường làm việc sẽ là nguồn động viên cổ vũ lớn lao giúp cho công nhân viên thoải mái hăng say lao động sáng tạo hơn.
Là mét trong những doanh nghiệp nhà nước, Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp I cũng đang chịu ảnh hưởng của tình trạng chung hiện nay. Do đó công tác quản lý nhân sự được đặt trong trọng tâm của lãnh đạo Công ty. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua cho thấy mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn cố gắng để hoạt động quản lý nhân sự ngày càng có hiệu quả hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đãi ngộ nhân sự đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp cùng với việc nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ nhân sự cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, với những kiến thức đã được học tập tại Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội, em xin đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đãi ngộ nhân sự ở Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương mại”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Những lý luận cơ bản về đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng công tác đãi ngộ nhân sự tại Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp I.
Chương III: Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đãi ngộ nhân sự tại Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp I.
Qua luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo cùng các cán bộ phòng ban chuyên môn nghiệp vụ Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp I, đặc biệt là Phòng Tổ chức Cán bộ đã cung cấp cho em số liệu về tình hình thực tế công tác đãi ngộ nhân sự Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sỹ Đỗ Quốc Bình đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành luận văn này.
KẾT LUẬN
Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp I là một trong những doanh nghiệp nhà nước đi lên từ chính bàn tay khối óc của những người lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Công ty đã phải đối đầu với không Ýt những khó khăn, nhưng do Công ty đã biết hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn nên giờ đây vẫn chiếm được niềm tin của bạn hàng trong và ngoài nước, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ nhân sự ở các doanh nghiệp nói chung cũng như tại Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp I nói riêng là một nhu cầu rất bức xúc cần được giải quyết ngay. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng luận văn để giải quyết vấn đề, em đã vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng kết hợp với quan điểm tư duy kinh tế mới trong kinh doanh, trong quản lý để đánh giá cụ thể tình hình công tác đãi ngộ nhân sự của Công ty. Khi nghiên cứu đề tài này, em đã căn cứ vào những tài liệu thực tế đãi ngộ của Công ty từ sơ bộ đến cụ thể, so sánh xu thế biến động qua từng năm, dựa trên cơ sở lý luận logic để thấy được ưu, nhược điểm, những mặt còn hạn chế và những nguyên nhân của nó. Từ đó dựa trên lý luận và thực tiễn đề ra những giải pháp khắc phục những tồn tại đó, góp phần nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ nhân sù cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, do điều kiện có hạn cũng như hạn chế về mặt kiến thức nên bản thân luận văn còn nhiều hạn chế, sai sót. Vì vậy, em mong nhận được sự quan tâm, đánh giá và góp ý chân thành của các thầy cô giáo, các bạn trong trường và những người quan tâm đến đề tài để góp phần làm cho nội dung đầy đủ hơn, góp phần bé nhỏ vào thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như củng cố nhận thức của bản thân em trước khi ra trường.
Một lần nữa, cho em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo Thạc sỹ Đỗ Quốc Bình - giảng viên hướng dẫn, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Doanh nghiệp, ban giám đốc, các phòng ban và toàn bộ các cô chú cán bộ công nhân viên trong Công ty... đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và góp ý hoàn thiện bản luận văn này.
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự