|
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Ngày nay, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn được coi là ưu tiên số một trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo kỹ năng để nâng cao hiệu quả làm việc của mỗi vị trí. Trong bối cảnh, các doanh nghiệp liên tục mở rộng địa bàn, loại hình kinh doanh cũng như đội ngũ nhân viên trong khi vẫn phải duy trì tính thống nhất và không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thì việc đào tạo nguồn nhân lực lại càng trở nên quan trọng hơn.
Nguồn nhân lực chất lượng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hơn nữa, nguồn nhân lực còn góp phần làm tăng năng suất lao động, là yếu tố quyết định trong việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh và ổn định góp phần làm tăng trưởng bền vững nền kinh tế của đất nước.
Mặt khác, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thì các doanh nghiệp đứng trước hai lựa chọn là thay đổi để phù hợp hoặc bị diệt vong. Chính vì vậy để doanh nghiệp có thế phát triển mạnh và bền vững thì phải tiến hành đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường công nghệ.
Được thành lập từ năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường. Với sứ mệnh là Ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ liên tục mở rộng các chi nhánh, thêm nhiều sản phẩm dich vụ cho khách hàng nên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của Ngân hàng.
Do đó, em hi vọng để tài: “ Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam – Techcombank” sẽ làm rõ được phần nào hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Techcombank và một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển của Ngân hàng.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài trình bày cơ sở lý luận của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, qua đó trình bày thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh kết hợp với sử dụng phương pháp khảo sát thực tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank.
Phạm vi nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank trong việc thực hiện công tác đào tạo và phát triển trong 3 năm qua.
Kết cấu của đề tài: ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài. 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 3
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 3
I. Khái niệm đào tạo và phát triển NNL trong doanh nghiệp 3
1. Khái niệm 3
1.1. Nguồn nhân lực 3
1.2. Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực 4
2. Mục đích của đào tạo và phát triển NNL 5
II. Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 5
1. Các phương pháp đào tạo và phát triển NNL 5
1.1. Đào tạo trong công việc 5
1.2. Đào tạo ngoài công việc 7
2. Trình tự xây dựng chương trình đào tạo 9
2.1. Xác định nhu cầu đào tạo 10
2.2. Xác định mục tiêu đào tạo 13
2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 13
2.4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo. 13
2.5. Lựa chọn và đào tạo giáo viên 14
2.6. Dự tính kinh phí đào tạo 14
2.7. Đánh giá chương trinh và kết quả đào tạo 15
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 17
1. Nhân tổ thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp 17
1.1. Đào tạo trong và ngoài nước 17
1.2. Môi trường kinh doanh 17
1.3. Thị trường lao động 18
2. Những nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp 18
2.1. Mục tiêu phát triển và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp 18
2.2. Các chính sách và quan điểm của tổ chức 19
2.3. Nguồn lực của mỗi doanh nghiệp 20
2.4. Các nhân tố khác 20
IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK 22
I. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 22
1. Quá trình hình thành và phát triển, văn hoá kinh doanh của Ngân hàng 22
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 22
1.2. Văn hoá kinh doanh của Ngân hàng 24
2. Cơ cấu tổ chức 26
3. Các sản phẩm dịch vụ kinh doanh của Ngân hàng 28
3.1. Các sản phẩm tín dụng, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng bán lẻ 28
3.2. Thanh toán quốc tế, bảo lãnh ngân hàng 28
3.3. Bảo lãnh ngân hàng 29
3.4. Tài khoản, các sản phẩm thẻ 29
4. Những hoạt động kinh doanh chính của Techcombank 30
4.1. Huy động vốn 30
4.2. Tín dụng 31
4.3. Công tác phát hành và thanh toán thẻ 31
4.4. Dịch vụ thanh toán và các dịch vụ phi tín dụng khác 32
4.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank 32
5. Đặc điểm nguồn nhân lực của Ngân hàng 34
5.1. Về số lượng: 34
5.2. Về chất lượng 34
5.3. Số lượng và chất lượng lao động trung tâm đào tạo 35
II. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Techcombank 36
1. Quy mô đào tạo của Ngân hàng qua các năm 36
2. Quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ được đi đào tạo 37
2.1. Quyền lợi của cán bộ được cử đi đào tạo 37
2.2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của CBNV được cử đi đào tạo 38
3. Quy trình đào tạo và phát triển NNL tại Techcombank 38
3.1. Xác định nhu cầu đào tạo 40
3.3. Phê duyệt kế hoạch đào tạo 41
3.4. Techcombank tự đào tạo hoặc liên hệ tổ chức đào tạo 41
3.5. Chuẩn bị tài liệu 42
3.6. Phê duyệt tài liệu đào tạo 42
3.7. Tổ chức các khoá đào tạo 43
3.8. Đánh giá sau đào tạo 43
III. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Techcombank 47
1. Môi trường kinh doanh và thị trường lao động 47
2. Kinh phí đào tạo 48
3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và chính sách, quan điểm của ngân hàng 49
4. Công nghệ 50
5. Bản thân người lao động 50
6. Đội ngũ giảng viên và tài liệu học tập, phương pháp đào tạo 50
IV. Những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của công tác đào tạo và phát
triển tại Techcombank 51
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK 52
I. Định hướng phát triển của Techcombank 52
1. Mục tiêu: 52
1.1. Phương châm hành động: 52
1.2. Thị trường mục tiêu: 53
2. Chiến lược kinh doanh đến năm 2010 53
II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL tại Techcombank 54
KẾT LUẬN 55
Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search