|
LỜI MỞ ĐẦU
Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, muốn vậy chúng ta phải chú trọng đầu tư phát triển mạng lưới điện toàn quốc, nguồn cung ứng đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội của nhân dân . Điện là tín hiệu và là thước đo trình độ phát triển của một quốc gia. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ưu tiêu và đầu tư rất lớn vào ngành điện thông qua việc đầu tư xây dựng hàng loạt các công trình thuỷ điện, nhiệt điện, các trạm biến áp 110kV, 220kV, 500kV trên khắp mọi miền đất nước. Điện lực Việt Nam đó cú sự đổi mới và trưởng thành vượt bậc với sự hình thành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bên dưới là các Tổng Công ty truyền tải và phân phối điện hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con. Trong đó, các ngành sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực vẫn là những ngành kinh doanh chính, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Với chiến lược phát triển là kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, song song với việc phát triển khoa học công nghệ mới, những máy móc thiết bị hiện đại trong sản xuất, phân phối điện năng thí yếu tố con người luôn được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất tạo lên sự phát triển, tiến bộ vượt bậc trong ngành điện. Do vậy, trong những năm vừa qua Nhà nước ta đã và đang rất chú trọng việc đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, công nhân điện lực về mọi lĩnh vực trong sản xuất phân phối điện năng.
Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Điện Lực Miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty thí nghiệm điện Miền Bắc là một đơn vị phụ trợ của ngành điện với nhiệm vụ chính là thí nghiệm hiệu chỉnh đưa vào vận hành các công trình điện, cung cấp hàng hoá dịch vụ, tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học trong ngành, đó là những nhiệm vụ trên yêu cầu tính kỹ thuật, kinh nghiệm trong công việc, lao động trí óc sáng tạo của con người. Do vậy, vấn đề đào tào, phát triển cán bộ, công nhân thí nghiệm điện luôn được chú trọng, là một trong 4 chức năng nhiệm vụ chính của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong nhiệm vụ hoạt động, sản xuất kinh doanh, em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty thí nghiệm điện miền Bắc” làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề thực tập:
1. Đưa ra những cơ sở lý luận và vai trò của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức.
2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty thí nghiệm điện miền Bắc để từ đó tìm ra những hạn chế, tồn tại cần khắc phục.
3. Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty.
Kết cấu luận văn gồm 3 phần.
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đào tạo nguồn nhân lực
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty thí nghiệm điện miền Bắc.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty thí nghiệm điện miền Bắc.
Em hi vọng với đề tài nghiên cứu của mình sẽ giúp ích cho việc nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên cũng như các biện pháp hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo của công ty trong thời gian tới. Tuy nhiên do năng lực bản thân có hạn, thời gian nghiên cứu ngắn, chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy cô để báo cáo thực tập của em được hoàn chỉnh hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, tiến sỹ Đỗ Thị Hải Hà đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian qua để em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 4
1.1Một số vấn đề cơ bản về đào tạo nguồn nhân lực 4
1.1.1.Nguồn nhân lực 4
1.1.2 Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực 5
1.1.3 Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực 5
1.2 Nội dung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 7
1.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo 7
1.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo 9
1.2.3. Lựa cho đối tượng đào tạo 9
1.2.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 9
1.2.5 Lựa chọn và đào tạo giáo viên 12
1.2.6 Dự tính chi phí đào tạo 12
1.2.7 Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo 13
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực 15
1.3.1 Các yếu tố khách quan 15
1.3.1.1 Môi trường Chính trị- Pháp lý 15
1.3.1.2 Môi trường công nghệ 15
1.3.1.3 Môi trường kinh tế 15
1.3.1.4 Môi trường Văn hóa- Giáo dục 16
1.3.2 Các yếu tố chủ quan 16
1.3.2.1 Yếu tố con người trong tổ chức 16
1.3.2.2 Cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp 16
1.3.2.3 Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 17
1.3.2.4 Nguồn lực của doanh nghiệp 17
1.3.2.5 Chất lượng tuyển mộ, tuyển chọn lao động 18
1.3.2.6 Các chính sách khuyến khích đào tạo và phát triển của doanh nghiệp 18
CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY THÍ NGHIỆP ĐIỆN MIÊN BẮC 19
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty thí nghiệm điện miền Bắc 19
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty thí nghiệm điện miền Bắc 19
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thí nghiệm điện miền Bắc 19
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 24
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực của công ty 24
2.2.1 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn 25
2.2.3 Chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ 27
2.3. Đánh giá hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của Công ty thí nghiệm điện miền Bắc 29
2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo của Công ty 29
2.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo 33
2.3.2Xác định đối tượng đào tạo 35
2.3.4 Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 40
2.3.5 Thực trạng về lựa chọn và đào tạo giáo viên 46
2.3.6 Chi phí cho đào tạo nguồn nhân lực 48
2.3.7 Đánh giá chương trình đào tạo 50
2.4 Đánh giá chung về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại công ty thí nghiệm điện miền Bắc: 52
2.4.1 Những kết quả đạt được trong thời gian qua 52
2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại công ty thí nghiệm điện miền Bắc 55
2.4.3 Nguyên nhân những hạn chế còn tồn tại 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY THÍ NGHIỆP 61
ĐIỆN MIÊN BẮC 61
3.1 Phương hướng phát triển của công ty giai đoạn 2011-2012 61
3.1.1Các chỉ tiêu SXKD điện 61
3.1.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh khác 62
3.2Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty thí nghiệm điện miền Bắc 64
3.2.1 Đổi mới hệ thống quan điểm về đào tạo nhân lực 64
3.2.2 Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách về hoạt động đào tạo 65
3.2.3 Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo 67
3.2.4 Cần xác định mục tiêu đào tạo chính xác, dựa trên phân tích, tính toán 70
3.2.5 Lựa chọn đối tượng đào tạo cần công bằng, khách quan và đồng bộ hơn 71
3.2.6 Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, chương trình nội dung đào tạo 72
3.2.7Huy động và tăng cường chi phí cho công tác đào tạo 73
3.2.7Công ty cần thực hiện tốt công tác đánh giá hiệu quả đào tạo 74
3.2.8Một số giải pháp khác 75
3.3Điều kiện thực hiện các giải pháp vừa nêu 76
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Liên hệ Ban quản trị Hr Share - Mr Cường : Điện thoại: 0988833616 | Mail: tailieunhansu.com@gmail.com . Bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin về các vấn đề Nhân sự. Vui lòng click tại đây để tìm kiếm thêm: http://kinhcan.net/ Đây là công cụ tìm kiếm được tích hợp tìm kiếm khoảng 30 site chuyên về nhân sự. Chi tiết vui lòng click tại đây: Kinhcan24′s Search; Blog Quản trị Nhân sự; Luận văn Quản trị Nhân sự